Ngắm "siêu trăng" vào chủ nhật
Chủ nhật này, mặt trăng và trái đất tiến lại gần nhau, Việt Nam lại có cơ hội chiêm ngưỡng "siêu trăng" lần hai trong năm, với khoảng cách xa hơn hồi tháng trước.
Mặt trăng có màu đỏ cam ở Washington DC trong lần xuất hiện ngày 19/3. Ảnh: NASA.
Thạc sĩ Trần Tiến Bình, phụ trách phòng nghiên cứu Lịch, thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, cho biết thời điểm mặt trăng cận địa, tức là ở điểm gần trái đất nhất, là 13h (giờ Hà Nội) ngày 17/4.
"Như vậy, vào tối chủ nhật, người quan sát ở Việt Nam có thể thấy mặt trăng to và tròn hơn bình thường. Mặt khác, thời điểm này lại rơi vào đúng ngày rằm nên trăng to hơn khoảng 14% và sáng hơn bình thường 30% ", ông Bình nói.
Thông thường khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng khoảng 384 nghìn km, lần xuất hiện này, mặt trăng cách trái đất là 358.087 km, xa hơn lần xuất hiện hôm 19/3 - khoảng cách khi đó là 356.577 km.
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam cho rằng, "siêu mặt trăng" là cách gọi dân gian khi nói đến hiện tượng mặt trăng tiến gần trái đất nhất.
Cũng theo ông Phường, đó là hiện tượng bình thường, nhưng trong một năm xuất hiện hai lần siêu trăng trùng với ngày rằm là chuyện hiếm gặp.
Ông Phường cũng khẳng định, "siêu trăng" không liên quan đến động đất, sóng thần hay núi lửa như nhiều lời tiên đoán, do lực hút của mặt trăng là rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến cấu trúc địa tầng của trái đất, không gây ra các thiên tai kể trên, mà chỉ gây ra hiện tượng thủy triều.
Hôm 19/3, Việt Nam có cơ hội thấy "siêu trăng", các bạn trẻ tại Hà Nội và tại Nha Trang đã tổ chức thành nhóm để chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Chủ nhật này nếu trời quang mây, chúng ta tiếp tục có cơ hội ngắm siêu trăng.
Thế giới từng chứng kiến những lần xuất hiện “siêu trăng” vào năm 1955, 1974, 1992 và 2005 cùng với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đi kèm.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
