Ngân Hà có thể chứa đầy dầu mỡ độc hại

Nằm cuộn giữa lớp bụi, bồ hóng và bức xạ điện từ của các ngôi sao trong dải Ngân hà là một mớ hỗn độn dầu mỡ độc hại.

Đây có thể được xem như “dầu mỡ không gian” - về bản chất chính là một liên kết hydrocarbon béo dạng khí, rò rỉ vào không gian trống từ các ngôi sao rực rỡ, và có thể đóng vai trò như một thành phần hóa học quan trọng đối với sự hình thành của các ngôi sao và hành tinh mới – theo lý giải của những nhà thiên văn học.

Chính xác thì có bao nhiêu dầu mỡ đang bám trong giải Ngân Hà? Giới khoa học chưa thể biết chắc chắn, tuy nhiên một bài báo mới công bố trên Tạp chí Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Úc (the Royal Astronomical Society) đã đề xuất câu trả lời hôm 13/06 rằng: nhiều đến mức đủ để làm hỏng hoàn toàn kính chắn tàu vũ trụ.

Ngân Hà có thể chứa đầy dầu mỡ độc hại
Nhìn gần, lớp bụi trong giải Ngân Hà của chúng ta có thể bám đầy "dầu mỡ không gian". (Ảnh: NASA / JPL-Caltech).

Một nhóm các nhà thiên văn tới từ Đại học New South Wales (UNSW, Úc) và Đại học Ege (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết: lượng dầu mỡ thấm trong không gian của dải Ngân Hà có thể lớn gấp 5 lần so với những ước tính trước đó. Bằng cách tạo ra một khoảng không đại diện mô phỏng trong phòng thí nghiệm và so sánh thành phần của nó với những quan sát trước đó về Ngân Hà, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy có thể tồn tại khoảng 11 tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ tấn (ứng với 11 hoặc 33 số 0) phân tử carbon nhớt – tương đương với 40 nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ gói bơ – trong dải thiên hà của chúng ta.

Tuy nhiên, “chắc chắn bạn sẽ không mong muốn phết loại dầu mỡ này lên trên lát bánh mì nướng” - Tim Schmidt, giáo sư hóa học tại UNSW và là tác giả chính của nghiên cứu – tuyên bố . “Nó rất bẩn, độc hại và vốn chỉ được hình thành trong môi trường khoảng không giữa các vì sao, hay từ phòng thí nghiệm” (Schmidt cho biết rằng chính gió Mặt trời đã giữ lại loại dầu mỡ này, ngăn không cho nó bám vào Thái dương hệ).

Trong nghiên cứu của mình, Schmidt cùng các đồng nghiệp đã nhìn cận cảnh loại dầu mỡ không gian nhờ tự tạo ra một số loại chất lỏng riêng biệt. Để bắt chước quá trình tổng hợp và giải phóng chúng các chất khí vào môi trường khoảng không bởi các vì sao, nhóm đã tìm cách mở rộng thể plasma giàu carbon hoặc các khí ion hóa trong buồng chân không. Từ thể plasma này đã sản sinh ra một loại sản phẩm phụ – giống với lớp bụi giữa các vì sao mà dầu mỡ không gian bám vào để lan truyền. Nhờ sử dụng phương pháp phân tích quang phổ, các nhà khoa học đã xác định được mức độ hấp thụ một số bước sóng hồng ngoại của lớp bụi dính mỡ. Từ dữ liệu đó, nhóm có thể xem lại những quan sát trước đây để xác định “có bao nhiêu carbon nhớt trong tầm nhìn của vô vàn các vì ngôi sao”, Schmidt nói với The Guardian.

Qua những quan sát này, các nhà khoa học xác định được: có khoảng 100 nguyên tử dầu mỡ không gian cho mỗi 1 triệu nguyên tử hydro – chiếm khoảng một phần tư và một nửa lượng carbon liên sao của thiên hà. Chính những kiến thức thu được về loại dầu mỡ không gian này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu biết về toàn bộ dải thiên hà của chúng ta tốt hơn. Carbon được coi là một chất liệu xây dựng cơ bản tạo nên sự sống, vì vậy nếu biết được lượng carbon sẵn có tồn tại ở các dạng khác nhau trong môi trường không gian liên sao thì các nhà khoa học có thể tìm thấy đầu mối về sự hình thành của những hệ mặt trời khác (hoặc có lẽ đã hình thành) ngay trong Ngân Hà. Đối với Schmidt, kết quả của nghiên cứu này có thể là căn nguyên của sự lạc quan.

“Thật thú vị khi loại vật liệu hữu cơ thuộc dạng này lại được tích hợp vào hệ thống các hành tinh – một cách cực kỳ phong phú”, Schmidt nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Elon Musk: không có người ngoài hành tinh, con người càng có nhiều hành tinh để chiếm

Elon Musk: không có người ngoài hành tinh, con người càng có nhiều hành tinh để chiếm

Elon Musk quả thực rất muốn chúng ta thoát ra khỏi Trái Đất và khám phá vũ trụ, ngay cả khi chẳng có người ngoài hành tinh nào đang đợi để chào đón loài người cả.

Đăng ngày: 03/07/2018
Bắt đầu cuộc chinh phục những thiên thạch

Bắt đầu cuộc chinh phục những thiên thạch

Động cơ thúc đẩy các nhà khoa học và doanh nhân tìm hiểu thiên thạch chủ yếu xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người.

Đăng ngày: 02/07/2018
10 hiện tượng tự nhiên kỳ lạ chưa thể lý giải trong Hệ Mặt trời

10 hiện tượng tự nhiên kỳ lạ chưa thể lý giải trong Hệ Mặt trời

Có rất nhiều điều kỳ lạ trong quỹ đạo Mặt Trời mà các nhà thiên văn học vẫn chưa thể giả thích. Dưới đây là 10 hiện tượng tự nhiên không rõ nguyên nhân trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Đăng ngày: 02/07/2018
Nhật Bản: Tên lửa rơi ngược trở lại bệ phóng chỉ sau vài giây rồi phát nổ

Nhật Bản: Tên lửa rơi ngược trở lại bệ phóng chỉ sau vài giây rồi phát nổ

Một tên lửa dài 10 mét của Nhật Bản đã gặp sự cố ngay sau khi rời khỏi bệ phóng và phát nổ.

Đăng ngày: 02/07/2018
Vật thể liên sao giống điếu thuốc 'Oumuamua được xem là sao chổi

Vật thể liên sao giống điếu thuốc 'Oumuamua được xem là sao chổi

Theo một nghiên cứu mới đăng hôm thứ tư trên tạp chí Nature, hóa ra vật thể liên sao có hình dạng điếu thuốc bí ẩn bay qua hệ mặt trời năm ngoái thật ra là một ngôi sao chổi.

Đăng ngày: 01/07/2018
Robot lên không gian hỗ trợ phi hành gia

Robot lên không gian hỗ trợ phi hành gia

CIMON là robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo và có thể hoạt động trong môi trường không trọng lực.

Đăng ngày: 30/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News