Ngày mai tàu vũ trụ mất kiểm soát của Nga sẽ rơi xuống Trái Đất
Tàu vũ trụ mất kiểm soát của Nga sẽ rơi xuống Trái Đất ngày mai.
Tàu vũ trụ mất kiểm soát của Nga sẽ rơi xuống Trái Đất ngày mai
Các nhà khoa học dự đoán tàu vũ trụ không người lái của Nga, mất kiểm soát trong không gian khi thực hiện nhiệm vụ đưa hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sẽ lao xuống Trái Đất ngày mai.
Tàu vũ trụ được phóng đi từ Trung tâm Baikonur, Kazakhstan hôm 28/4. (Ảnh: Russian Federal Space Agency)
Theo dữ liệu theo dõi của Không quân Mỹ, tàu vũ trụ Progress sẽ hướng về phía Trái Đất nhanh hơn so với dự đoán ban đầu. Không thể nâng độ cao, Progress bị kéo về phía Trái Đất và hôm qua bay ở độ cao thấp, khoảng 173 km so với bề mặt hành tinh. Dữ liệu quan sát từ trang Space-Track.org chỉ ra rằng nó sẽ lao về bầu khí quyển lúc 5h sáng theo giờ EDT (khoảng 16h theo giờ Hà Nội).
Reuters cho hay vị trí rơi chính xác hiện chưa xác định. Khoang tàu và hàng hóa có thể bốc cháy trong bầu khí quyển và những mảnh vỡ còn sót lại sẽ rơi xuống đại dương.
Tàu Progress chở hơn ba tấn hàng hóa bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và vật dụng cần thiết cho phi hành gia, được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan hôm 28/4. Nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lâu sau khi lên quỹ đạo và nguyên nhân của sự cố này đang được điều tra.
Trung tâm Điều hành Không gian của Không quân Mỹ phát hiện 44 mảnh vỡ gần vị trí tàu vũ trụ và bộ phận đẩy ở tầng cao của tên lửa, có thể là dấu hiệu của một vụ nổ, hoặc vấn đề nào đó đã xảy tra trước khi nó tách ra từ tên lửa. Cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos hiện từ chối đưa ra bình luận. Kết quả điều tra ban đầu dự kiến được công bố hôm 13/5.
Hàng chục tàu vũ trụ khác, có kích thước lớn hơn Progress, từng tiến về Trái Đất một cách an toàn dù mất kiểm soát, như trạm Skylab của Mỹ hay tàu thăm dò Phobos-Grunt của Nga.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
