Nghệ thuật làm bản sao đồ ăn tại Nhật Bản: Chân thật đến từng chi tiết, thu lợi nhuận khổng lồ!

Tồn tại suốt hơn 100 năm, việc sử dụng mô hình đồ ăn giả như một cách quảng cáo gắn liền với mọi nhà hàng tại Nhật Bản.

Nếu đã quá quen với việc menu của nhà hàng không có hình minh họa hay món ăn được mang ra không giống với hình minh họa, trải nghiệm tại Nhật Bản sẽ cho bạn một cái nhìn hoàn toàn khác.

Tại Nhật Bản, việc các món ăn có hình dạng, cách bày trí hay thậm chí là kích thước giống hệt như món đồ bạn nhận được là không có gì quá xa lạ. Việc này áp dụng cả các nhà hàng sang trọng, đồ ăn đóng gói hay thậm chí là đồ ăn đường phố. Thậm chí, để mô tả chi tiết món ăn, họ còn sử dụng đến các mô hình đồ ăn được làm như thật, còn được gọi là "sampuru".


Nhà hàng trưng bày mô hình đồ ăn phía bên ngoài để thực khách dễ lựa chọn.

Sampuru - Nét văn hóa độc đáo

Các mô hình sampuru bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1917 và có lịch sử tồn tại hơn 100 năm. Ban đầu chúng chỉ được sử dụng để trang trí trong nhà, giống như cây nhà nhân tạo thời đó. Khoảng vài năm sau, khi một nhà hàng ở Tokyo quyết định sử dụng những mô hình "ngon mắt" này để thu hút khách hàng, ý tưởng này mới bắt đầu len lỏi đến mọi quán ăn tại đây.


Sampuru có lịch sử lâu dài

Kể từ đó, hầu hết các nhà hàng, quầy thức ăn, siêu thị đều trưng bày sản phẩm giả để minh họa thức ăn trong thực đơn cho thực khách. Dần dà, đây trở thành một nét văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời ở Nhật Bản.

Theo đó, những mô hình này là bản sao hoàn hảo được làm bằng nhựa của những món ăn mà nhà hàng hay siêu thị đó bày bán. Những bản sao đồ ăn này giống với đồ ăn thật đến từng chi tiết, thậm chí nó còn có phần ngon mắt hơn cả đồ thật, thường được trưng bày để khách hàng tiềm năng có thể xem nhanh những gì có trong thực đơn của đầu bếp trước khi bước vào quán ăn.

Giá bán không tưởng thu về lợi nhuận khổng lồ

Được biết, một trong những người tiên phong đầu tiên của ngành công nghiệp thực phẩm sao chépdoanh nhân Ryuzo Iwasaki, người bắt đầu bán các sản phẩm của mình ở thành phố Osaka vào năm 1932.

Sau khi đạt được thành công ban đầu ở thành phố lớn, ông chuyển về quê nhà ở quận Gifu, thành lập công ty, gây dựng nó trở thành đế chế thực phẩm nhân tạo siêu thực và kiểm soát 80% thị trường này.


Mỗi mô hình đều có giá cao gấp nhiều lần đồ ăn thật.

Thực phẩm giả được trưng bày có nghĩa là kinh doanh nhiều hơn và điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Việc sử dụng những mô hình này giúp khách hàng loại bỏ sự phỏng đoán và việc phải sử dụng trí tưởng tượng khi nhìn vào thực đơn. Thông thường, một nhà hàng có thể phải chi tới một triệu yên (khoảng 170 triệu đồng) cho các bản sao bằng nhựa này. Yếu tố khiến cho những mô hình có giá cao như vậy là do quá trình tạo ra nó đa phần là thủ công và các nhà sản xuất cũng cần đầu tư rất nhiều cho việc tạo ra các mô hình nói trên.

Môn nghệ thuật yêu cầu cao

Việc làm thực phẩm bằng nhựa tại Nhật Bản được coi là một môn nghệ thuật. Quá trình này thường bắt đầu với việc các nhà hàng mang đồ ăn đến nhà máy để nghệ nhân chụp lại hình ảnh, vẽ phác thảo và tạo khuôn cho mô hình.

Sau khi đổ khuôn thành công những món ăn, công việc của các nghệ nhân mới chính thức đến với công đoạn quan trọng nhất khi họ phải vẽ các chi tiết hoàn toàn bằng tay. Những nghệ nhân này sẽ kiểm tra từng chi tiết của thực phẩm thực tế và sử dụng bút vẽ loại sơn gốc dầu bôi vẽ lên phần nhựa.


Khâu quan trọng nhất trong việc tạo mô hình là vẽ chi tiết, sơn màu.

Các bản sao mô phỏng lại mọi chi tiết của thực phẩm thực, từ màu nâu trên thịt xông khói và trứng, đến các vết nướng trên thịt gà, hoặc sự khác biệt giữa các miếng bít tết được nấu chín vừa hoặc chín tới,... Hầu hết tất cả các mô hình này đều được làm thủ công theo yêu cầu. Dù là cùng một loại đồ ăn, mỗi nhà hàng đều có cách bày trí và nguyên liệu khác nhau, do đó mô hình cũng không phải nhà hàng nào giống nhà hàng nào.

Tuy nhiều công ty khác cũng vận dụng mô hình sản xuất hàng loạt có giá cả phải chăng hơn. Dù vậy, người ta vẫn chuộng những tác phẩm được làm một cách thủ công mặc cho giá của những mô hình này có thể gấp 10 đến 20 lần so với giá của món ăn thật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại

Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại

Được mô tả trong các văn bản xưa như là “Lời của thần linh”, các biểu tượng này được sử dụng thường xuyên trong các lễ nghi tôn giáo và phép thuật ở Ai Cập.

Đăng ngày: 17/03/2025
Top 10 nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái đất

Top 10 nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái đất

Lớp vỏ là một bề mặt cứng có chứa cả đại dương, đất liền và chỉ chiếm 1% thể tích Trái đất.

Đăng ngày: 17/03/2025
12 điều thú vị về tự nhiên bạn có thể chưa biết

12 điều thú vị về tự nhiên bạn có thể chưa biết

Thiên nhiên là nơi ấn giấu nhiều điều vô cùng mới lạ và bất ngờ đối với con người, không phải ai cũng biết đến những điều thú vị vẫn đang hiện hữu ngoài kia.

Đăng ngày: 16/03/2025
Cách bơi sải đúng kỹ thuật, đúng phương pháp

Cách bơi sải đúng kỹ thuật, đúng phương pháp

Cách bơi sải đúng kỹ thuật, đúng phương pháp đó là bạn phải biết phối hợp giữa các động tác của tay, chân với nhịp thở của mình.

Đăng ngày: 16/03/2025
Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội: Sự thật bất ngờ không phải ai cũng biết!

Giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội: Sự thật bất ngờ không phải ai cũng biết!

Dùng tên danh nhân để đặt tên phố là nét đặc biệt của Việt Nam... Nếu chịu khó để ý, người ta sẽ nhận ra đằng sau cách đặt tên đường Hà Nội là những kiến thức văn hóa, lịch sử.

Đăng ngày: 16/03/2025
Bí ẩn bức họa

Bí ẩn bức họa "Bữa tiệc cuối cùng"

Chuyên gia tin học chỉ ra rằng đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong

Đăng ngày: 16/03/2025
Phi công bay vào bên trong mắt bão mạnh 250km/h

Phi công bay vào bên trong mắt bão mạnh 250km/h

Các phi công lái máy bay tiến thẳng vào trung tâm của bão Ian nguy hiểm đang đe dọa bang Florida của Mỹ, hôm 27/9.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News