Nghi lễ vẽ xương trên cơ thể của bộ tộc Chimbu, Papua New Guinea

Các bộ tộc ở Chimbu của Papua New Guinea hiện vẫn đang duy trì nghi lễ độc đáo, vẽ xương trên cơ thể, trang tin Ripleys.com (RC) cuối tháng 8 mới đây cập nhật.

Theo RC, nhiều dân tộc trên thế giới hiện vẫn duy trì nghi lễ sử dụng chính cơ thể để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Nghi lễ vẽ xương trên cơ thể của các bộ lạc ở Chimbu lại mang tính độc đáo hơn, ranh giới giữa nghệ thuật và trần tục đôi khi không còn rõ ràng, nặng tính nghi lễ tôn giáo.

Nghi lễ vẽ xương trên cơ thể của bộ tộc Chimbu, Papua New Guinea
Nghi lễ vẽ xương trên cơ thể của các bộ lạc ở Chimbu.

Chimbu là tên gọi chung các bộ lạc sống ở tỉnh Chimbu, Papua New Guinea, nơi có độ cao trên 7.800 feet (khoảng 2.377m) so với mặt nước biển, lần đầu tiên tiếp xúc với nền văn minh phương Tây vào năm 1934.

Trên thực tế, rất khó nói chính xác những bộ tộc Chimbu hiện có bao nhiêu người. Người ta ước tính có khoảng 60.000, còn theo một cuộc tổng điều tra dân số do chính phủ Papua New Guinea thực hiện năm 2011 thì toàn tỉnh có dân số trên 376.000 người. Ngôn ngữ chính của các bộ tộc Chimbu là tiếng Kuman, 1 trong 800 ngôn ngữ của Papua New Guinea hiện nay.

Nguyên thủy, nghi lễ vẽ xương trên cơ thể được kết hợp với khiêu vũ nhằm mục đích đe dọa kẻ thù. Ngày nay, một phần của nghi thức này được gọi là "Sing Sing". Theo đó, các bộ lạc lân cận cùng nhau quy tụ, tổ chức các nghi lễ truyền thống của mình.

Nghi lễ vẽ xương trên cơ thể của bộ tộc Chimbu, Papua New Guinea
Nghi lễ vẽ xương trên cơ thể được kết hợp với khiêu vũ nhằm mục đích đe dọa kẻ thù.

Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, nghi lễ vẽ xương trên cơ thể của các bộ tộc Chimbu vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Người ta dùng các loại màu lấy từ cây cỏ, đất sét để vẽ lên người để nổi bật các phần xương và hộp sọ tạo ra các bộ xương di động.

Các vũ công này cùng tham gia nhảy múa, trong không khí trống chiêng huyên náo và vui nhộn. Nếu đến gần, nhìn kỹ thì đây không phải là những thây ma biết khiêu vũ, mà là người trần mắt thịt được sơn đen từ đầu đến chân, còn các phần xương, và hộp sọ lại được sơn trắng, tạo ra những chiến binh khung xương nhưng lại biết xung trận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News