Nghĩa địa xác mực ở độ sâu 1.000 mét dưới đáy biển

Xác mực cái chết sau khi sinh sản tập trung ở đáy một vùng biển ngoài khơi California, trở thành đại tiệc thịnh soạn cho những loài ăn xác thối.

Vùng đáy biển ngoài khơi bang California, Mỹ, rải rác xác những con mực qua đời vì kiệt sức sau cuộc giao phối để sinh sản và đẻ trứng, IFL Science hôm 5/2 đưa tin. Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng lại giữ vai trò trung tâm trong mạng lưới thức ăn nối liền với nhau ở góc đại dương này.

Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu hải dương vịnh Monterey lần đầu tiên trông thấy nghĩa địa xác mực vào năm 2012. Họ công bố phát hiện trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

Nghĩa địa xác mực ở độ sâu 1.000 mét dưới đáy biển
Mực cái dùng màng trứng khổng lồ để chứa hàng nghìn con non. (Ảnh: MBARI).

Trong một loạt chuyến lặn bằng tàu ngầm vận hành từ xa, nhóm nghiên cứu đếm được hơn 60 con mực chết ở độ sâu 1.000 mét tại Cerralvo Trough, một vùng lòng chảo sâu gần cực nam vịnh California.

Bên cạnh những xác mực là những màng trứng mực trống rỗng. Đây là lớp màng mỏng manh được mực cái sống dưới biển sâu tạo ra để chứa hàng nghìn con non. Các nhà nghiên cứu tin chắc tất cả mực chết đều là con cái bị bao phủ bởi dải trứng của chính chúng.

Trong vòng một ngày, xác mực thường bị những loài ăn xác thối mò tới dọn dẹp, bao gồm cá chuột, giun sồi, sao biển đuôi rắn, hải sâm, các loài động vật giáp xác. "Xác cá voi ở đáy biển có thể tồn tại suốt hàng chục năm. Nhưng chúng tôi không biết chút nào về xác thối cỡ trung bình như xác mực", nhà sinh vật học Henk-Jan Hoving cho biết. "Bạn phải rất may mắn mới trông thấy xác mực chết, chắc chắn chúng sẽ được tiêu thụ hết trong vòng 24 tiếng".

Nghĩa địa xác mực ở độ sâu 1.000 mét dưới đáy biển
Những loài ăn xác thối kéo tới dọn dẹp xác mực chết dưới đáy biển California. (Ảnh: MBARI).

Những màng trứng mực may mắn không bị phá hủy, đảm bảo những quả trứng sẽ nở và mực cái không chết vô nghĩa. Các nghiên cứu khác phát hiện mực cái bơm mực vào màng trứng, khiến lớp màng khó nhìn thấy hơn và kém hấp dẫn hơn với những loài ăn xác thối và vi khuẩn phân hủy.

Bữa đại tiệc xác mực cũng giúp điều phối vùng nước ở độ sâu trung bình của đại dương bằng cách đẩy nhanh quá trình mang tên "bơm sinh học". Mực ăn thức ăn ở vùng nước này và chìm xuống, đưa carbon xuống đáy biển. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức đang phá hủy môi trường biển, khiến trữ lượng cá suy giảm và loài mực phải mở rộng phạm vi kiếm ăn. Dù số lượng mực có thể tăng mạnh, sự cân bằng của carbon ở đáy biển sẽ bị ảnh hưởng.

"Trong trường hợp này, mực có thể chết gần như ngay lập tức, do đó mực chết có thể rơi xuống đáy biển thành từng đợt. Điều này sẽ gây tác động lớn đến quá trình bơm carbon sinh học", Hoving nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Loài cá có cách ăn uống

Loài cá có cách ăn uống "quằn quại" nhất thế giới

Trên đời này có nhiều điều có thể làm ta mỏi mệt, từ chuyện công việc đến gia đình, tình yêu, bạn bè...

Đăng ngày: 02/02/2018
Sợ điếng người cảnh 2 cá voi sát thủ 6 tấn lao về phía cậu bé đang bơi

Sợ điếng người cảnh 2 cá voi sát thủ 6 tấn lao về phía cậu bé đang bơi

Đoạn clip được một người quay ở ngoài khơi đảo Waiheke, New Zealand. Lúc này, một cậu bé đang vui vẻ bơi giữa làn nước thì từ xa bất ngờ xuất hiện 2 con cá voi sát thủ.

Đăng ngày: 02/02/2018
Wikie: Con cá voi biết nói tiếng người đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Wikie: Con cá voi biết nói tiếng người đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Việc động vật bắt chước được tiếng người cũng không có gì quá lạ. Vẹt, khướu, thậm chí là quạ cũng làm được.

Đăng ngày: 01/02/2018
Bắt được

Bắt được "thủy quái" như rồng biển ở Nga

Một người câu cá ở Nga vừa bắt được hai con cá chó “mọc sừng”, lo ngại chúng bị đột biến do nhiên liệu trong các mảnh vỡ rơi từ tên lửa không gian.

Đăng ngày: 30/01/2018
Phát hiện loài cá đi bộ có tay quý hiếm dưới đáy biển Tasmania

Phát hiện loài cá đi bộ có tay quý hiếm dưới đáy biển Tasmania

Một nhóm thợ lặn thuộc Viện Nghiên cứu Biển và Nam cực (IMAS) phát hiện quần thể cá tay đỏ thứ hai ở ngoài khơi Tasmania sau khi trông thấy một cá thể lang thang dưới đáy biển.

Đăng ngày: 26/01/2018
Mực khổng lồ dạt vào bờ sau trận kịch chiến với đồng loại

Mực khổng lồ dạt vào bờ sau trận kịch chiến với đồng loại

Dù mực khổng lồ thường dài khoảng 13 mét và nặng hàng trăm kilogram, giới nghiên cứu biết rất ít về loài vật này.

Đăng ngày: 25/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News