Nghiên cứu biến đổi khí hậu qua tài liệu cổ
Nhiệt độ tại thành phố Baghdad dao động từ 2 độ C vào mùa đông và lên đến 45 độ C vào mùa hè. Tuy nhiên, các bài viết bằng tiếng Ả Rập cổ đại tiết lộ rằng thành phố này đã từng trải qua những giai đoạn thời tiết rất khắc nghiệt, thậm chí bị “đông lạnh” khoảng 1.000 năm trước đây.
Các nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha từ Đại học Extremadura sau khi tham khảo tài liệu cổ, đã phát hiện tuyết rơi dày tại khu vực này trong các năm 908, 944, 1007, thậm chí các dòng sông từng đóng băng. Đó là những hiện tượng khắc nghiệt điển hình vì trong thời hiện đại, tuyết chỉ rơi ở Baghdad một lần vào năm 2008.
Thời kỳ lạnh đột ngột đã được xác nhận khi nhiệt độ hạ xuống
trong thế kỷ thứ 10 trước khi đến thời kỳ ấm áp thời Trung cổ
Theo báo Daily Mail, manh mối về mô hình thời tiết Baghdad đến từ văn bản của các nhà văn như Al-Tabari (năm 913), Lbn al-Athir (1233) và al-Suyuti (1505), đã đề cập đến vấn đề khí hậu qua trình tự thời gian. Tiến sĩ Fernando Dominguez-Castro, trưởng nhóm nghiên cứu, viết trong tạp chí Thời tiết: “Thông tin từ các nguồn tài liệu cổ đại chủ yếu đề cập đến những sự kiện khắc nghiệt ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội như hạn hán, lũ lụt. Cũng có tài liệu đề cập đến những hiện tượng hiếm khác như mưa đá, sự đóng băng của các dòng sông”.
Những dấu hiệu về thời kỳ lạnh đột ngột đã được xác nhận khi nhiệt độ hạ xuống trong thế kỷ thứ 10 trước khi đến thời kỳ ấm áp thời Trung cổ. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc giảm nhiệt độ vào tháng 7 năm 920 có liên quan đến hậu quả của một núi lửa phun trào, tuy nhiên cần phải có thêm nhiều dữ liệu để khẳng định ý kiến này. Việc nghiên cứu cung cấp những thông tin có giá trị cho các nhà khoa học trong quá trình tìm hiểu sự biến đổi khí hậu qua thời gian dài và dựng thêm bối cảnh cho các mô hình thời tiết hiện đại. “Nguồn tài liệu tiếng Ả Rập cổ là công cụ rất hữu ích để tìm kiếm, mô tả các chứng cứ để hỗ trợ cho các lý thuyết được thực hiện bởi các mô hình khí hậu”, Dominguez-Castro nói.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
