Nghiên cứu cho biết, có thể đoán được độ giàu nghèo thông qua khuôn mặt
Hóa ra câu "trông mặt mà bắt hình dong" của các cụ ngày xưa là có thật.
Theo một nghiên cứu mới nhất, người ta có thể biết được bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng chỉ bằng cách nhìn những đường nét trên khuôn mặt của bạn. Đội ngũ các nhà khoa học đằng sau dự án này còn cho biết kết quả của họ còn có thể giải thích những định kiến xa xưa đóng góp nhiều thế nào trong việc duy trì vòng tuần hoàn giàu – nghèo.
Các nhà tâm lý học đến từ Đại học Toronto đã phát hiện ra rằng người ta thường tỏ ra khá chính xác khi tiên đoán xem ai đó “rủng rỉnh” tiền hơn bình thường hay đang phải vật lộn để kiếm sống chỉ thông qua hình ảnh biểu cảm trên gương mặt họ.
Bạn có thể tự mình kiểm chứng bằng những hình ảnh dưới đây. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tờ báo Journal of Personality and Social Pssychology.
A và C là những khuôn mặt giàu hơn người thường, còn B và D là nghèo hơn.
“Kết quả của thử nghiệm cho thấy rằng những thứ khó tả như các dấu hiệu trên khuôn mặt về địa vị xã hội của bạn có thể sẽ đeo bám bạn mãi”, tác giả Thora Bjornsdottir nói. “Và chính những ấn tượng đầu tiên tạo ra từ nó có thể trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm. Bởi nó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ, khả năng tương tác của bạn cũng như việc cơ hội có đến với bạn hay không".
Họ yêu cầu các ứng viên nhìn vào một loạt những bức ảnh mặt người không thể hiện cảm xúc gì cả. Chỉ trong vài giây, những người tham gia phải đưa ra quyết định nhanh chóng về việc người này kiếm được nhiều hơn hay ít hơn một gia đình bình thường. Họ đoán chính xác tới hơn 53%, một con số vượt xa mức độ “đoán bừa”.
“Họ không ý thức được họ đang sử dụng những dấu hiệu gì để đưa ra kết luận cả”, Bjornsdottir nói. “Nếu như bạn hỏi họ, tại sao lại đưa ra lựa chọn này? Họ sẽ không biết phải trả lời như thế nào".
Tuy nhiên, vẫn có cách để vượt qua rào cản này. Nghiên cứu rút ra rằng sự nhận thức của con người về địa vị xã hội của kẻ khác chỉ dễ đoán hơn khi mặt họ không biểu lộ cảm xúc. Ngay khi họ cười nói hay tức giận thì bạn chẳng thể nào “đoán mò có cơ sở” được nữa.
Nếu một người có cuộc sống thoải mái, mãn nguyện, về lý thuyết nó sẽ “hằn lên mặt” họ.
Các nhà nghiên cứu nhận định khả năng này có được là do những thói quen biểu cảm đã khắc sâu vào khuôn mặt ta, kể cả khi ta không thể hiện cảm xúc gì. Nếu một người có cuộc sống thoải mái, mãn nguyện, về lý thuyết nó sẽ “hằn lên mặt” họ.
"Chúng ta đang được nhìn vào khuôn mặt của các sinh viên có độ tuổi từ 18 đến 22, đã thu thập được đủ kinh nghiệm sống và điều đó đã thay đổi và hình thành nên bộ dạng hiện tại của họ, đủ để bạn đoán được địa vị kinh tế-xã hội của họ”, Phó giáo sư Nicholas Rule giải thích.
Và chính điều này có thể có tác động rất lớn tới cơ hội được nhận việc của bạn khi đi phỏng vấn. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các ứng viên cảm nhận rằng những “khuôn mặt giàu có” dễ được chấp nhận vào làm việc hơn là các “khuôn mặt nghèo khổ".
“Người ta thường đồn đại về câu ca dao: “Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa thì quét lá đa”, và đây rất có thể là một trong những yếu tố to lớn đóng góp cho việc đó”, Rule đưa ra kết luận.