Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây ra bệnh Alzheimer - một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi.

Ngày 29/10, nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports của các chuyên gia từ Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây nhiễm khuẩn dây thần kinh khứu giác, dẫn đến bệnh Alzheimer.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn có tên gọi Chlamydia pneumoniae (một loại vi khuẩn nguy hiểm), có thể sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não như một con đường xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương. Sau đó, các tế bào trong não phản ứng bằng một quá trình có hại là tích tụ protein amyloid beta, một loại protein gây ra bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác.

Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi
Các nhà khoa học cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây nhiễm khuẩn dây thần kinh khứu giác, dẫn đến bệnh Alzheimer.

“Chúng tôi là đơn vị đầu tiên chứng minh rằng Chlamydia pneumoniae có thể đi thẳng lên mũi và vào não gây ra các bệnh lý như Alzheimer. Nghiên cứu thực hiện trên chuột, chỉ ra bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể xảy ra ở người", Giáo sư James St John (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc và Sinh học Thần kinh Clem Jones) chia sẻ.

Theo các chuyên gia, dây thần kinh khứu giác trong mũi tiếp xúc trực tiếp với không khí, cung cấp đường dẫn ngắn đến não, đi qua hàng rào máu não. Virus sử dụng con đường này để đánh hơi và dễ dàng xâm nhập vào não. Nhóm chuyên gia đã lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, nhằm chứng minh nguy cơ gây bệnh ở người. Giáo sư John khuyến cáo mọi người không nên ngoáy mũi hoặc nhổ lông mũi, tránh làm tổn thương bên trong mũi. Theo ông, việc gây bong tróc lớp niêm mạc có thể làm tăng số lượng vi khuẩn xâm nhập vào não.

Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi
Bệnh Alzheimer là căn nguyên gây chứng giảm trí nhớ.

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Đây không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.

Với bệnh Alzheimer, không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Chăm sóc người bệnh Alzheimer thường rất khó khăn và nhiều gia đình hoặc bạn bè giúp trông nom người bệnh đã phải trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng.

Bệnh Alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Em bé có cách chào đời đặc biệt khiến giới khoa học tranh cãi

Em bé có cách chào đời đặc biệt khiến giới khoa học tranh cãi

Cậu bé được ví như một phép màu khi sinh ra từ tinh trùng của bố được lưu trữ cách đây 26 năm.

Đăng ngày: 07/11/2022
Tất cả điều cần biết về cúm gia cầm

Tất cả điều cần biết về cúm gia cầm

Sau sự xuất hiện của ca mắc cúm gia cầm A(H5) sau 8 năm, bệnh lý này đang nhận được nhiều quan tâm cũng như lo ngại của cộng đồng.

Đăng ngày: 07/11/2022
Có thể bạn chưa biết: Đi bộ dưới mưa lạnh giúp cải thiện sức khỏe

Có thể bạn chưa biết: Đi bộ dưới mưa lạnh giúp cải thiện sức khỏe

Theo Guardian, thời tiết không thuận lợi ngăn con người đi dạo ngoài trời nhưng trên thực tế, nó mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe.

Đăng ngày: 06/11/2022
Quy tắc 333 giúp hạn chế sự lo lắng

Quy tắc 333 giúp hạn chế sự lo lắng

Quy tắc này được hoạt động bằng ba bước đơn giản nhưng thực sự giúp xua đuổi những suy nghĩ căng thẳng.

Đăng ngày: 06/11/2022

"Dị nhân" tay không có móng, không dấu vân tay

Hình ảnh những ngón tay không có móng, không dấu vân tay lan truyền trên mạng xã hội gây sốc.

Đăng ngày: 05/11/2022
Trung Quốc cấy ghép thành công nội tạng lợn trên khỉ

Trung Quốc cấy ghép thành công nội tạng lợn trên khỉ

Các nhà khoa học tại Bệnh viên Tây Kinh đã cấy ghép nhiều cơ quan nội tạng từ một con lợn vào 4 con khỉ, ba trong số đó sống sót đến nay.

Đăng ngày: 04/11/2022
Loại

Loại "thần dược" giúp bổ sinh lực, có tuổi thọ 2000 năm, tốt không thua gì nhân sâm mà giá lại rất rẻ

Trong y học cổ truyền, xương cựa có vị ngọt, tính hơi ấm, thuộc kinh phế phổi, tỳ, gan, thận, chức năng chính là bổ trung ích khí, cầm hết mồ hôi, lợi thủy tiêu sưng, bổ can.

Đăng ngày: 04/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News