Nghiên cứu đáng lo ngại: 92% số cá mập trên thế giới đã "bốc hơi" chỉ trong 50 năm qua
Số lượng cá mập tại Úc đã giảm tới 92%. Và theo các chuyên gia, xu hướng ấy đang lan rộng ra cả thế giới.
Có lẽ nhiều người cũng đoán ra: cũng giống như muôn vàn sinh vật khác trên thế giới, số lượng cá mập đang giảm dần theo từng năm. Nhưng ở mức độ nào, bạn có biết không?
Theo như một nghiên cứu mới đây tại Úc, số lượng cá mập - cụ thể là cá mập trắng, cá mập hổ và cá mập đầu búa - tại vùng biển quốc gia này đã sụt giảm đến hơn 90% so với cùng thời kỳ vào 50 năm trước. Nhưng nghiêm trọng hơn, các chuyên gia còn tin rằng đây là tỉ lệ chung với các loài cá mập khác trên thế giới.
Số lượng cá mập trắng, cá mập hổ và cá mập đầu búa ở vùng biển Úc suy giảm nghiêm trọng.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của chương trình kiểm soát cá mập tại Queensland từ thập niên 1960, nhằm giảm bớt các vụ cá mập tấn công trong khu vực này. Chương trình sử dụng mồi giả và lưới quây xung quanh bờ biển Úc, trải rộng tới hàng ngàn km.
Ước tính, đã có khoảng 50.000 con cá mập đã mắc vào lưới kể từ giai đoạn này. Tuy nhiên qua thời gian, tỉ lệ cá mập mắc lưới ngày càng giảm đi.
"Chúng tôi nhận ra các loài cá mập cỡ lớn như cá mập đầu búa, cá mập hổ và cá mập trắng đã có sự sụt giảm trong số lượng, với tỉ lệ dao động từ 74% - 92%" - trích lời tiến sĩ George Roff từ ĐH Queensland.
"Và tỉ lệ không có cá mắc lưới mỗi năm đã tăng gấp 7 lần".
Roff cũng lưu ý rằng rất khó để biết được số cá trước khi có chương trình kiểm soát năm 1960, nhưng dựa trên các tài liệu, ông cho rằng biển Úc thực sự "ngập tràn cá mập". Trong đó, hơn một nửa là các giống được tìm thấy trên phạm vi toàn thế giới.
Một con cá mập đầu búa bị lưới quấn quanh người.
Trên thực tế, báo cáo trong các năm gần đây ghi nhận số nạn nhân bị cá mập tấn công tăng lên, nghĩa là số lượng cá mập đang phát triển. Tuy nhiên, Roff cho rằng báo cáo của ông chỉ ra thực tế ngược lại, rằng nhiều loài cá mập đang gặp nguy hiểm, dẫn đến chuyện phải xuất hiện ở gần bờ.
"Xu hướng trong dài hạn cho thấy sự sụt giảm của cá mập. Dù luôn được xem là loài vật nguy hiểm nhưng chúng vẫn luôn có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển" - Roff chia sẻ.
Theo Roff, một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá mập khó phục hồi được chính là các chương trình kiểm soát cá như người Úc đang làm. Ngoài ra, các hoạt động của con người như đánh bắt bừa bãi, ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh thái cũng khiến cho loài vật này dần rơi vào cảnh tuyệt chủng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Biology.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
