Nghiên cứu đột phá về thiên hà tối
Các nhà thiên văn học ở Chile đã sử dụng kính thiên văn cực mạnh để quan sát cái mà họ gọi là chứng cứ đầu tiên của sự tồn tại những thiên hà tối, theo tuyên bố của Đài Quan sát miền Nam châu Âu (ESO).
>>> Phát hiện thiên hà tối tăm nhất trong vũ trụ
Thiên hà tối là những thiên hà nhỏ, chứa đầy khí thuộc về vũ trụ thuở ban đầu, nơi hun đúc và sản sinh các thiên hà sáng chói chứa toàn sao hiện tại, theo ESO, tổ chức liên chính phủ được sự hỗ trợ của 15 quốc gia.
Đã có chứng cứ đầu tiên về các thiên hà tối
“Lần đầu tiên, các thiên hà tối, giai đoạn sơ khai của sự hình thành thiên hà, có thể đã được tìm thấy trong vũ trụ”, AFP dẫn lời tuyên bố của ESO.
“Sử dụng kính viễn vọng cực lớn của ESO, một nhóm các chuyên gia quốc tế cho rằng họ đã phát hiện được những vật thể chuyên lẩn trốn này bằng cách quan sát chúng tỏa sáng rực rỡ khi chúng được chiếu sáng bởi chuẩn tinh”, theo ESO.
ESO là đài quan sát thiên văn tối tân nhất trên mặt đất và hoạt động tại ba nơi ở Chile.
Mạng lưới Viễn vọng kính cực lớn (VLT) là một hỗn hợp bốn kính viễn vọng có thể quan sát các vật thể yếu hơn đến bốn tỉ lần vật thể mà mắt thường nhìn được.
Các chuyên gia hy vọng nghiên cứu này là bước tiến quan trọng cho phép họ phát hiện và tìm hiểu giai đoạn đầu của quá trình hình thành thiên hà sơ khai, cũng như làm sao các thiên hà này “ngậm” nhiều khí đến như vậy.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
