Nghiên cứu đột phá về ung thư của nhà khoa học Việt

Phát hiện của tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, nhà khoa học tại Đại học Missouri (Mỹ), mở ra hướng đi mới giúp hoàn thiện phương pháp điều trị ung thư.

Mới đây, Kỷ yếu Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), một trong những tạp chí khoa học uy tín và có hệ số tác động hàng đầu thế giới, xuất bản nghiên cứu về vai trò của một enzyme trong cơ chế kháng thuốc của tế bào ung thư.

PV đã có dịp trò chuyện với tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, nhà khoa học đang làm việc tại Trường Y khoa của Đại học Missouri (Mỹ).

Công trình gây ngạc nhiên

Cơ thể người có sẵn hệ thống tiêu hủy các protein không cần thiết hoặc hư hỏng bằng các yếu tố nội sinh. Các nhà khoa học phát hiện rằng chúng ta có thể dùng hóa chất kích thích các yếu tố nội sinh này phân hủy protein lạ có khả năng gây bệnh. Cơ chế này đã được áp dụng để tạo ra các loại thuốc điều hòa miễn dịch như thalidomide, lenalidomide và pomalidomide - phương pháp mới để điều trị đa u tủy xương và các bệnh ung thư máu khác.

Nghiên cứu đột phá về ung thư của nhà khoa học Việt
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, nhà khoa học tại Đại học Missouri (Mỹ)

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa hoàn thiện. Ông Thắng nhận thấy sau một thời gian, đa số bệnh nhân đều có dấu hiệu kháng thuốc. Đây là lý do ông bắt tay vào thực hiện công trình của mình, tiến sĩ quê Hưng Yên chia sẻ với PV.

Trong nghiên cứu, ông Thắng phát hiện một loại protein tên USP15 là nguyên nhân khiến tế bào ung thư kháng các loại thuốc trên. Từ đó, bác sĩ có thể xét nghiệm USP15 để xem khả năng kháng thuốc của bệnh nhân và điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng mở ra khả năng xem xét việc kết hợp chất ức chế USP15 với các loại thuốc khác để điều trị ung thư hiệu quả hơn.

Phát hiện của ông Thắng được giới khoa học đánh giá rất cao vì đã giải quyết được một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong ngành. Sự công nhận còn đến từ việc nghiên cứu được PNAS, tạp chí “mơ ước” của các nhà khoa học, chấp thuận xuất bản chỉ sau hơn 2 tháng nộp lên - một điều rất hiếm thấy.

Trả lời PV, ông Thắng cho biết mình bắt đầu công trình này khi đại dịch Covid-19 vừa bùng phát nên đã gặp một số khó khăn. “Do dịch bệnh nên hóa chất đến phòng thí nghiệm chậm, tôi cũng không thể gặp các nhà khoa học khác để thảo luận. Tuy nhiên, thời gian yên tĩnh trong đại dịch giúp tôi hoàn thành nghiên cứu nhanh hơn”, ông Thắng nói.

Nghiên cứu đột phá về ung thư của nhà khoa học Việt
Ông Thắng trong một lần đi câu.

Từ bác sĩ thú y đến tiến sĩ điều trị ung thư

Tốt nghiệp ngành bác sĩ thú y tại Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), ông Thắng ở lại trường làm cán bộ giảng dạy. Năm 2001, ông theo học thạc sĩ sinh học phân tử tại Bỉ nhờ đề án 322 của Chính phủ Việt Nam. Sau đó, ông sang Mỹ theo học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) để hoàn thành chương trình tiến sĩ về miễn dịch học và sinh học ung thư.

Xuất phát điểm là bác sĩ thú y, nhưng hướng nghiên cứu chính hiện tại của ông là miễn dịch học và ung thư. Trao đổi với PV, ông Thắng cho biết mình chọn ngành này vì sự yêu thích tìm tòi, khám phá của một nhà khoa học. “Tôi luôn đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh và không muốn chỉ dừng lại ở động vật hay thực vật. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy nghiên cứu ung thư và miễn dịch giúp ích cho cộng đồng rất nhiều”, ông Thắng nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán ung thư phổi sớm tới một năm

Trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán ung thư phổi sớm tới một năm

Chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) xác định những dấu hiệu chủ chốt của ung thư phổi qua ảnh chụp cắt lớp sớm hơn một năm so với những phương pháp hiện nay.

Đăng ngày: 11/09/2021
Đột phá mới: Chữa ung thư não bằng xạ khuẩn biển

Đột phá mới: Chữa ung thư não bằng xạ khuẩn biển

Một loại thuốc mới đặc trị u nguyên bào thần kinh được khai thác từ một loại vi khuẩn được tìm thấy dưới đáy biển ở độ sâu 1981m

Đăng ngày: 10/09/2021
Chiết xuất thành công hợp chất chống ung thư trong cỏ sữa

Chiết xuất thành công hợp chất chống ung thư trong cỏ sữa

Nhóm hợp chất quý gồm phenolic và flavoinoid trong cây cỏ sữa mọc nhiều ngoài tự nhiên được ThS Ngân và cộng sự phát hiện và chiết xuất thành công.

Đăng ngày: 07/09/2021
Ung thư có thể được chữa trị bằng công nghệ vắc xin Covid-19 của AstraZeneca

Ung thư có thể được chữa trị bằng công nghệ vắc xin Covid-19 của AstraZeneca

Các nhà khoa học của Đại học Oxford và AstraZeneca Plc, những người tạo ra vắc xin Covid-19, đang sử dụng công nghệ tương tự để phát triển một loại vắc xin có khả năng điều trị ung thư.

Đăng ngày: 06/09/2021
Ăn lượng nhỏ cá hồi mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Ăn lượng nhỏ cá hồi mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Các chuyên gia tại Mỹ đã thực hiện nghiên cứu và thu được kết quả việc tiêu thụ đủ vitamin D qua bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm 50% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Đăng ngày: 20/08/2021
Những điều cần biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV

Những điều cần biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV

Tất cả nữ giới từ 9-26 đều tuổi được khuyến cáo tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV càng sớm càng tốt. Có thể tiêm cho người đã quan hệ, hay đã từng nhiễm HPV

Đăng ngày: 13/07/2021
Các nhà khoa học Việt tìm ra hợp chất chống ung thư bào chế từ màng hạt gấc

Các nhà khoa học Việt tìm ra hợp chất chống ung thư bào chế từ màng hạt gấc

Các nhà khoa học Việt bào chế thành công hợp chất lycopen từ màng hạt gấc, kích thước nano giúp cơ thể dễ hấp thụ, vừa được cấp 2 bằng sáng chế.

Đăng ngày: 16/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News