Nghiên cứu giống lúa mới biến đổi gene phòng dịch tả

Các nhà nghiên cứu phát triển một loại vaccine phòng dịch tả mới bằng cách biến đổi gene lúa để chứa kháng nguyên không độc hại.

Loại vaccine mới dựa vào giống lúa hạt ngắn biến đổi gene để sản xuất tiểu đơn vị B của độc tố tả (CTB). Tiểu đơn vị này thường được sử dụng trong vaccine phòng dịch tả do không độc hại nhưng có thể tạo ra miễn dịch mạnh đối với những triệu chứng của dịch tả. Vaccine mới mang tên MucoRice-CTB, không cần lưu trữ trong tủ lạnh, thay vào đó người dùng chỉ cần nghiền gạo biến đổi gene thành bột, pha vào nước và uống.


Lúa biến đổi gene dùng cho vaccine MucoRice-CTB trồng trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Nature).

Do lúa lưu trữ protein trong những màng nhỏ, kháng nguyên dịch tả được bảo vệ trước enzyme tiêu hóa vốn thường phá hủy các vaccine dạng uống khác. Hiroshi Kiyono, nhà nghiên cứu làm việc trong dự án, giải thích màng nhỏ của cây lúa đóng vai trò như viên nang tự nhiên mang kháng thể vào ruột.

Nghiên cứu công bố hôm 25/6 trên tạp chí The Lancet Microbe mô tả chi tiết kết quả từ giai đoạn 1 của chương trình thử nghiệm MucoRice-CTB ở người. Thử nghiệm an toàn liều lượng - đáp ứng gồm 4 nhóm tình nguyện viên, mỗi nhóm 10 người. Các nhóm sử dụng liều lượng vaccine khác nhau. Mỗi tình nguyện viên uống 4 liều trong 8 tuần. Nghiên cứu không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng do vaccine mới gây ra. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận phản ứng miễn dịch tích cực tùy theo liều lượng, phản ứng mạnh nhất đến từ liều lượng cao nhất.

Khoảng 1/3 tổng số tình nguyện viên sử dụng vaccine có phản ứng miễn dịch tối thiểu. Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết thành phần hệ vi sinh vật trong ruột mỗi cá nhân có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine.

Kiyono cho biết thử nghiệm quy mô nhỏ ở giai đoạn 1 chỉ tuyển những thanh niên người Nhật khỏe mạnh. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch xem xét độ an toàn và hiệu quả của MucoRice-CTB ở nhiều nhóm khác thông qua thử nghiệm tương tự. Để có thể triển khai vaccine trong thực tế, các nhà nghiên cứu cần hiểu rõ hệ vi sinh vật ruột tác động như thế nào tới hiệu quả của vaccine, bởi khác biệt về hệ vi sinh vật ruột rất lớn ở những vùng thu nhập thấp, nơi dịch tả trở thành bệnh địa phương.

Dù có nhiều vaccine dịch tả khác, MucoRice-CTB là vaccine duy nhất không cần tủ lạnh, giúp phân phối trở nên dễ dàng hơn nhiều ở những quốc gia xa xôi. Ngoài ra, MucoRice-CTB có chi phí sản xuất rẻ, hứa hẹn trở thành công cụ tiềm năng trong cuộc chiến với dịch bệnh vẫn khiến hơn 100.000 người chết mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News