Nghiên cứu mới gây choáng: Bọ cánh cứng uống nước bằng... mông

Thay vì uống nước qua miệng, bọ cánh cứng chọn cách tiếp cận khác, bằng cách sử dụng mông của chúng.

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 21/3 trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, phương pháp làm dịu cơn khát độc đáo này là một cách để côn trùng giữ nước, vì chúng có thể sống cả đời mà không thực sự uống nước qua miệng.

Nghiên cứu mới gây choáng: Bọ cánh cứng uống nước bằng... mông
Bất cứ khi nào bọ cánh cứng khát nước, tất cả những gì chúng cần làm là uống một ngụm nước - qua mông.

Mặc dù các nhà khoa học đã biết hành vi uống nước này nhưng cơ chế đằng sau nó vẫn chưa rõ ràng. Giờ đây, một cuộc điều tra mới của các nhà nghiên cứu từ Đan Mạch và Scotland tiết lộ rằng, loài côn trùng này có thể hút hơi ẩm từ không khí qua trực tràng của chúng và biến nó thành chất lỏng, sau đó được hấp thụ vào cơ thể chúng.

"Một con bọ cánh cứng có thể trải qua toàn bộ vòng đời mà không cần uống nước ở dạng lỏng", đồng tác giả nghiên cứu Kenneth Veland Halberg, phó giáo sư tại Khoa Sinh học tại Đại học Copenhagen, cho biết trong một tuyên bố. "Điều này là do trực tràng đã được sửa đổi và thận được áp sát chặt chẽ, cùng nhau tạo nên một hệ thống đa cơ quan chuyên biệt hóa cao trong việc chiết xuất nước từ thức ăn mà chúng ăn và từ không khí xung quanh chúng".

Đối với nghiên cứu, các nhà khoa học đã lấy các mẫu phân từ bọ cánh cứng như mọt ngũ cốc (Sitophilus granarius)bọ bột đỏ (Tribolium castaneum) và dưới kính hiển vi nhận thấy rằng, phân của chúng hoàn toàn khô và không có chút nước nào.

Điều này là do một gene được gọi là NHA1 được biểu hiện nhiều hơn 60 lần trong trực tràng của bọ cánh cứng so với phần còn lại của động vật. Sự bất thường này dẫn đến một nhóm tế bào duy nhất được gọi là tế bào leptophragmata. Các nhà nghiên cứu xác định được việc này đóng một vai trò quan trọng khi bọ cánh cứng hấp thụ nước qua phần đuôi của nó.

Halberg cho biết: “Tế bào Leptophragmata là những tế bào nhỏ nằm giống như cửa sổ giữa thận của bọ cánh cứng và hệ thống tuần hoàn của côn trùng, hoặc máu. Khi thận của bọ cánh cứng bao quanh ruột sau của nó, các tế bào leptophragmata hoạt động bằng cách bơm muối vào thận để chúng có thể thu nước từ không khí ẩm qua trực tràng và từ đây đi vào cơ thể chúng".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Náo loạn mưa sâu róm ở Trung Quốc và sự thật bất ngờ

Náo loạn mưa sâu róm ở Trung Quốc và sự thật bất ngờ

Cơn mưa sâu róm mà nhiều người lầm tưởng hóa ra là cây hoa dương rất phổ biến ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/03/2023
Phát hiện loài phong lan mới ở nơi không ai ngờ tới

Phát hiện loài phong lan mới ở nơi không ai ngờ tới

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản gần đây phát hiện một loài phong lan mới, với những cánh hoa hồng và trắng mong manh “như được dệt từ thủy tinh”.

Đăng ngày: 20/03/2023
Việt Nam tạo ra giống cà chua hàm lượng axit amin tăng gấp 2 lần

Việt Nam tạo ra giống cà chua hàm lượng axit amin tăng gấp 2 lần

Các nhà khoa học đã thành công khi tạo ra loại cà chua chỉnh sửa gene bằng công nghệ CRISPR/Cas9 có hàm lượng đường và axit amin tăng gấp 2 lần.

Đăng ngày: 19/03/2023
Đỉnh Everest tích tụ vi khuẩn từ con người

Đỉnh Everest tích tụ vi khuẩn từ con người

Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều loại vi khuẩn do người leo núi mang đến có thể tồn tại hàng thế kỷ trong lớp băng trên đỉnh Everest.

Đăng ngày: 18/03/2023
Tạo ra bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về não côn trùng

Tạo ra bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về não côn trùng

Các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ não toàn diện của ấu trùng ruồi giấm cho thấy tất cả tế bào thần kinh và khớp thần kinh.

Đăng ngày: 15/03/2023
Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý

Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý

Đến nay không ai biết chính xác làm thế nào mà cây vả lại mọc được ở vị trí đó, hay nó đã phát triển được bao lâu.

Đăng ngày: 15/03/2023
Loài gián mới được đặt tên theo nhân vật Pokémon

Loài gián mới được đặt tên theo nhân vật Pokémon

Một loài gián phát hiện tại Singapore được các nhà côn trùng học đặt tên theo nhân vật Pokémon nhờ có nhiều chi tiết tương đồng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News