Lần đầu giải mã ADN, lật ngược "bí mật sốc" cái chết của Beethoven

Phân tích ADN mới đã tìm thấy bằng chứng về căn bệnh vẫn còn ám ảnh nhân loại đến ngày nay, giải oan cho bác sĩ riêng của nhà soạn nhạc vĩ đại Ludwig van Beethoven.

Cách đây vài năm, một nhóm khoa học gia đã phân tích mẫu tóc của Beethoven và tiết lộ cái mà nhiều người gọi là "bí mật sốc" về cái chết của ông: Họ cho rằng nhà soạn nhạc đã chết vì nhiễm độc chì, do sai sót của bác sĩ riêng trong quá trình trị bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu mới đã chứng minh điều ngược lại.

Theo Live Science, phân tích di truyền cụ thể hơn trên 5 lọn tóc kỷ vật của Beethoven đã tìm thấy bằng chứng cho thấy ông mắc viêm gan siêu vi B, căn bệnh vẫn khiến nhiều người khổ sở trong thời hiện đại.


Chân dung nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven - (Tranh: Họa sĩ Joseph Karl Stieler, năm 1802).

Điều này cũng giúp giải thích cụ thể hơn những vấn đề sức khỏe mà nhà soạn nhạc gặp phải trong những năm cuối đời. Giả thuyết nhiễm độc chì trước đó vốn không thể làm sáng tỏ lý do vì sao Beethoven bị điếc.

Lời khẳng định vừa được đưa ra trong bài công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.

"Chúng tôi không thể nói chắc điều gì đã khiến Beethoven tử vong, nhưng ít nhất chúng tôi xác nhận sự hiện diện của nguy cơ di truyền đáng kể và tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi B. Chúng tôi cũng loại bỏ một số nguyên nhân ít hợp lý khác" - đồng tác giả Johannes Krause, giáo sư di truyền học từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức), cho biết.

Nguyên nhân di truyền được cho là làm nặng thêm tình trạng sức khỏe kém của nhà soạn nhạc là bệnh hemochromatosis, vốn đặc trưng bởi sự tích tụ sắt quá nhiều dẫn đến rối loạn về gan, bệnh cơ tim, tiểu đường... Ngoài ra nhà soạn nhạc cũng nghiện rượu.

Cộng với virus viêm gan siêu vi B, tất cả có thể tạo thành một bản án tử cho ông.

Nhà soạn nhạc sinh năm 1770 bắt đầu mất khả năng nghe từ giữa đến cuối những năm 20-30 tuổi, sau đó điếc hoàn toàn vào cuối tuổi 40. Ông cũng bị hành hạ bởi các vấn đề về đường tiêu hóa nghiêm trọng, trải qua ít nhất 2 đợt vàng da... là những triệu chứng chỉ thẳng đến bệnh gan.

Năm 1802, khi bệnh trở nên rất trầm trọng, Beethoven đã nhờ người bạn là bác sĩ Johann Adam Schmidt kiểm tra, chẩn đoán và công khai căn bệnh. Tuy nhiên ông Schimdt lại qua đời trước Beethoven 18 năm nên sau đó ông đã được diều trị bởi các thầy thuốc khác.

Sau cái chết của Beethoven năm 1827, cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị xơ gan nặng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn đội quân đồng tính trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Bí ẩn đội quân đồng tính trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Đội quân đồng tính Thebes giành thắng lợi bởi các chiến binh luôn coi việc giết kẻ thù như “phần thưởng” dành tặng cho “nửa kia” của mình.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Nhiều phong tục tình dục kỳ lạ  có từ lâu đời vẫn đang diễn ra ở nhiều dân tộc trên thế giới cho dù cánh cửa nối họ với thế giới hiện đại đã mở ra rất nhiều.

Đăng ngày: 17/05/2025
Bất ngờ phát hiện chân dung Van Gogh ẩn sau bức họa hơn 100 năm

Bất ngờ phát hiện chân dung Van Gogh ẩn sau bức họa hơn 100 năm

Nhân viên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland bất ngờ phát hiện chân dung của danh họa Van Gogh ẩn sau bức họa của chính ông được vẽ cách đây hơn 100 năm.

Đăng ngày: 17/05/2025
Bí ẩn suốt hàng nghìn năm về nguồn sông Nile

Bí ẩn suốt hàng nghìn năm về nguồn sông Nile

Từ thời Ai Cập cổ đại và La Mã, con người đã nỗ lực truy tìm nguồn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới.

Đăng ngày: 17/05/2025
Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học

Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học "già" nhất thế giới với tuổi đời lên đến 1163 năm

Ngôi trường này có "tuổi đời" lên đến 1163 tuổi và hiện vẫn còn hoạt động.

Đăng ngày: 16/05/2025
Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về Định lý Pythagore nổi tiếng, theo đó có thể tính được độ dài các cạnh của một số tam giác nhất định.

Đăng ngày: 16/05/2025
Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News