Nghiên cứu mới làm sáng tỏ "vật chất tối" ở đại dương

Quá trình quang hợp được vi khuẩn biển sử dụng để hấp thụ carbon dioxide, từ đó mở đường cho việc phân tích sinh học dựa trên chức năng của "vật chất tối" trong môi trường biển sâu.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học chưa thể xác định liệu vi khuẩn đại dương có tham gia vào quá trình carbon hóa toàn cầu hay không, do phần lớn các vi khuẩn biển hầu như chưa được nghiên cứu vì chúng không phát triển trong môi trường phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu mới làm sáng tỏ vật chất tối ở đại dương
Nghiên cứu mới làm sáng tỏ "vật chất tối" ở đại dương. (Ảnh minh họa: CAS).

Điều này đã hạn chế sự hiểu biết của cộng đồng khoa học, dù nhiều giả thiết cho rằng chúng có tham gia vào quá trình sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển đổi carbon dioxide và nước thành năng lượng.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học từ Viện Năng lượng Sinh học và Công nghệ Xử lý Sinh học Thanh Đảo (QIBEBT) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã lần đầu tiên xác định được các tế bào vi khuẩn có tham gia vào quá trình cố định carbon dioxide thông qua quang hợp từ nước biển.

Để làm được điều này, họ sử dụng kỹ thuật quang phổ Raman (SCRS), cho phép vi khuẩn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã khuếch đại bộ gene của các tế bào đơn Pelagibacter bị cô lập và giải trình tự từng tế bào.

Kết quả là SAR11 - một trong những vi khuẩn biển phổ biến nhất, có thể sử dụng quá trình trao đổi chất bằng năng lượng ánh sáng để cố định CO2 trong nước biển và do đó góp phần vào chu trình carbon hóa toàn cầu.

Theo GS. Xu Jian từ Trung tâm Tế bào của QIBEBT, nghiên cứu mới này đã xác lập mối liên hệ đáng tin cậy giữa kiểu gene của vi khuẩn chưa được nuôi cấy trong đại dương, từ đó giúp giải quyết các vấn đề cơ bản và mở đường cho việc phân tích sinh học dựa trên chức năng của "vật chất tối" trong môi trường biển sâu.

Thuật ngữ "vật chất tối" ám chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được.

Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận ra nó vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ.

Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn, các nhà khoa học cho rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tưởng tuyệt chủng gần 30.000 năm, loài ngao quý hiếm bỗng

Tưởng tuyệt chủng gần 30.000 năm, loài ngao quý hiếm bỗng "thò mặt" sống khỏe ở California

Các nhà khoa học đã rất sửng sốt khi phát hiện một loài ngao (nghêu) chỉ được biết đến qua hóa thạch 28.000 năm tuổi bỗng xuất hiện và sống khỏe mạnh trên bờ biển California, Mỹ.

Đăng ngày: 22/11/2022
Ngư dân ở Huế phát hiện vật thể nghi là long diên hương quý hiếm

Ngư dân ở Huế phát hiện vật thể nghi là long diên hương quý hiếm

Ngày 20/11, ngư dân Trần Quân (trú tại phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, vừa vớt được một khối vật chất hình tròn, nghi ngờ là long diên hương có giá trị cao.

Đăng ngày: 22/11/2022
Vết cắn tròn xoe kỳ lạ và

Vết cắn tròn xoe kỳ lạ và "tinh vi" trên cơ thể cá ngừ, thủ phạm hóa ra là "con quái vật" này

Một con cá ngừ được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Australia vào ngày 29/10, trên cơ thể có đầy những lỗ tròn kỳ lạ.

Đăng ngày: 20/11/2022
Phát hiện những sinh vật lạ đáng sợ tại vùng biển ở Úc

Phát hiện những sinh vật lạ đáng sợ tại vùng biển ở Úc

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện những loài sinh vật ma quái, đáng sợ sinh sống trong vùng biển sâu ở Úc, nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Đăng ngày: 12/11/2022
Cá mập mako nhảy lên thuyền khiến ngư dân giật mình hoảng hốt

Cá mập mako nhảy lên thuyền khiến ngư dân giật mình hoảng hốt

Một hành khách ghi lại khoảnh khắc con cá mập mako hung dữ rơi trúng mặt trước thuyền trong lúc tìm cách thoát khỏi dây câu.

Đăng ngày: 11/11/2022
Bất ngờ khi phát hiện bạch tuộc cũng biết

Bất ngờ khi phát hiện bạch tuộc cũng biết "lượm" vỏ sò, cát, đá tấn công đối thủ

Đoạn clip do các nhà khoa học ghi lại cho thấy loài bạch tuộc rất thông minh. Chúng biết cách dùng xúc tu lượm vỏ sò, cát, đá biến thành vũ khí tấn công đối thủ.

Đăng ngày: 11/11/2022
Đàn cá voi sát thủ hợp sức nhấn chìm du thuyền

Đàn cá voi sát thủ hợp sức nhấn chìm du thuyền

Bảy con cá voi sát thủ hợp sức tấn công và phá hủy một chiếc thuyền buồm khiến phương tiện chìm sau 45 phút và thủy thủ đoàn phải tháo chạy lên bè cứu sinh.

Đăng ngày: 10/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News