Nghiên cứu mới phát hiện cách đơn giản để loại bỏ vi nhựa trong nước uống

Nghiên cứu phát hiện trung bình mỗi lít nước máy chứa khoảng 1mg vi nhựa và nhựa nano. Sau khi đun sôi 5 phút và để nguội, hơn 80% lượng nhựa đã bị loại bỏ.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã xác định được một cách hữu dụng, rẻ tiền và hiệu quả để hạn chế vi nhựa và các mảnh nhựa nano siêu nhỏ trong nước máy.

Nghiên cứu mới phát hiện cách đơn giản để loại bỏ vi nhựa trong nước uống
Phần đông người dân trên thế giới quen uống nước máy hoặc nước đóng chai, vô tình bỏ qua các vấn đề về việc có thể hấp thu vi nhựa và nhựa nano - (Ảnh minh họa: AFP).

Vi nhựa và nhựa nano (những mảnh nhựa có kích thước từ 100 nanomet trở xuống) có mặt khắp nơi trên Trái đất. Chúng cũng được tìm thấy trong thực phẩm, xâm nhập cơ thể thông qua đường hô hấp và tiêu hóa, gây rủi ro cho sức khỏe con người.

Nghiên cứu mới của nhà khoa học Eddy Zeng, làm việc tại Trường đại học Tế Nam (Trung Quốc), cùng các đồng nghiệp phát hiện rằng đun sôi nước máy trong 5 phút có thể loại bỏ hơn 80% các mảnh nhựa gây ô nhiễm.

Uống nước đun sôi để nguội là thói quen phổ biến tại châu Á, song một số lượng lớn người dân trên thế giới lại quen uống nước máy hoặc nước đóng chai, vô tình bỏ qua các vấn đề về việc có thể hấp thu vi nhựa và nhựa nano (NMP).

Nhóm nghiên cứu đã đo lượng NMP trong nước máy và phát hiện trung bình mỗi lít nước chứa khoảng 1mg NMP. Sau khi đun các mẫu nước máy trong 5 phút và để nguội, họ phát hiện hơn 80% lượng NMP đã bị loại bỏ.

"Chúng tôi ước tính rằng lượng NMP hấp thu qua nước đun sôi ít hơn từ 2 - 5 lần so với nước máy hằng ngày", ông Zeng nói với trang New Scientist.

Theo nhóm nghiên cứu, đun sôi là cách đơn giản nhưng hiệu quả để "khử nhiễm" NMP trong nước máy của các hộ gia đình.

Khi đun sôi, NMP bám vào cặn vôi sinh ra từ canxi trong nước. Điều này có nghĩa là việc đun sôi sẽ giúp loại bỏ tốt hơn các mảnh vi nhựa trong nước cứng - loại nước có hàm lượng canxi cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng đun nước cứng chứa 300mg canxi cacbonat sẽ giúp giảm khoảng 90% lượng NMP trong nước.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh giác nguy cơ bị nhiễm chất có hại này khi uống nước ngọt vị cam, quýt

Cảnh giác nguy cơ bị nhiễm chất có hại này khi uống nước ngọt vị cam, quýt

Một thành phần từng được sử dụng phổ biến trong nước ngọt có hương vị cam, quýt để giữ hương vị thơm hòa quyện trong đồ uống thực ra là chất có hại, và đã bị cấm ở Mỹ.

Đăng ngày: 13/03/2024
Top 4 loại cá giúp

Top 4 loại cá giúp "xoa dịu" cơn đau nhức xương khớp

Cá lóc, cá rô phi, cá bống và các lạc tốt cho người bệnh đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Đăng ngày: 13/03/2024
Loại quả chua chát được ví như

Loại quả chua chát được ví như "insulin tự nhiên" giúp hạ đường huyết, "bơm" máu hiệu quả

Loại quả này không còn xa lạ với người Việt nhưng ít ai hiểu hết công dụng của nó.

Đăng ngày: 13/03/2024
Loại quả có vị chua ngọt tốt ngang “insulin tự nhiên” giúp hạ đường huyết, dưỡng xương hiệu quả

Loại quả có vị chua ngọt tốt ngang “insulin tự nhiên” giúp hạ đường huyết, dưỡng xương hiệu quả

Không chỉ được chế biến thành các món ăn vặt lạ miệng hay dùng làm nguyên liệu nấu nướng, quả cà na còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 12/03/2024
Quá trình thụ thai diễn ra thế nào?

Quá trình thụ thai diễn ra thế nào?

Quan hệ khi nào dễ có thai, sau bao lâu xuất hiện dấu hiệu mang thai, có thể cải thiện cơ hội có con bằng cách nào là những thắc mắc thường gặp của nhiều vợ chồng.

Đăng ngày: 12/03/2024
Một loại cà phê uống buổi sáng là “thần dược” hạ đường huyết, điều hòa huyết áp

Một loại cà phê uống buổi sáng là “thần dược” hạ đường huyết, điều hòa huyết áp

Khác với các loại cà phê bình thường, thức uống này gần đây đang được chú ý nhờ rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Đăng ngày: 12/03/2024
Thực hư thông tin thêm mật ong vào nước nóng tạo thành chất độc: Bác sĩ tiêu hóa lý giải điều bất ngờ!

Thực hư thông tin thêm mật ong vào nước nóng tạo thành chất độc: Bác sĩ tiêu hóa lý giải điều bất ngờ!

Có nhiều thông tin cho rằng việc thêm mật ong vào đồ uống nóng có thể tạo thành chất độc gây hại cho cơ thể. Vậy điều này có chính xác hay không?

Đăng ngày: 12/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News