Chúng ta ăn bao nhiêu nhựa mỗi ngày, mỗi tháng và cả đời?
Nếu lấy tuổi thọ trung bình của con người là 79 thì trong cuộc đời, một người có thể tiêu thụ đến 20kg nhựa. Khối lượng này còn lớn hơn tổng khối lượng hai thùng rác trên đường.
Những mảnh nhựa siêu nhỏ đã được phát hiện ở những địa điểm xa xôi nhất, từ đáy đại dương sâu thẳm đến tầng băng ở Bắc Cực. Một nơi khác mà nhựa xuất hiện là bên trong cơ thể chúng ta. Chúng ta hít vào vi nhựa (nhựa siêu nhỏ), ăn vi nhựa và uống nước ngấm nhựa mỗi ngày.
Nhựa không thể phân hủy sinh học. Thay vào đó, nó vỡ thành những mảnh nhỏ hơn, và cuối cùng nằm lại ở mọi nơi, kể cả trong chuỗi thức ăn.
Con người có thể tiêu thụ lượng nhựa tương đương một tấm thẻ ngân hàng.
Hàng chục báo cáo đã được công bố về vi nhựa nhưng cộng đồng khoa học mới chỉ hiểu biết ở mức "bề mặt" về việc chúng ta tiêu thụ bao nhiêu nhựa và mức độ nguy hại của nó.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) kết luận con người có thể tiêu thụ lượng nhựa tương đương một tấm thẻ ngân hàng, chủ yếu là trong nước uống, nhưng cũng có thể thông qua các nguồn khác như động vật có vỏ. Chúng ta có xu hướng ăn nguyên cả con đối những loại thực phẩm này nên nhựa trong hệ thống tiêu hóa của chúng cũng sẽ đi vào cơ thể con người
Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu, Reuters đã tạo ra những hình ảnh sau đây để minh họa lượng nhựa này thực sự trông như thế nào trong các khoảng thời gian khác nhau.
Mỗi tuần: 5 gram nhựa
Khối lượng này tương đương một nắp chai nhựa và lượng nhựa vụn đủ để đổ đầy một muỗng canh bằng sứ.
Mỗi tháng: 21 gram nhựa
Khối lượng này tương đương năm con xúc xắc ở sòng bạc và lượng nhựa vụn đủ để đổ đầy một nửa bát cơm.
Mỗi 6 tháng: 125 gram nhựa
Lượng nhựa vụn màu vàng đủ để đổ đầy một bát ngũ cốc.
Mỗi năm: 250 gram nhựa
Lượng nhựa có thể chất đầy chiếc đĩa dùng cho bữa tối.
Mỗi 10 năm: 2,5kg nhựa
Reuters không có đủ nhựa vụn để thể hiện sự so sánh này. Tuy nhiên, một chiếc phao cứu sinh tiêu chuẩn nặng 2,5kg.
Trong cuộc đời chúng ta: 20kg nhựa
Tuổi thọ trung bình là 79. Sử dụng ước tính hiện tại về lượng vi nhựa trong chế độ ăn uống của chúng ta và giả sử tình hình không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, thì chúng ta sẽ tiêu thụ 20 kg nhựa trong cuộc đời. Khối lượng này còn lớn hơn tổng khối lượng hai thùng rác di động, mỗi thùng nặng 10 kg như hình dưới.
"Chúng ta đã sử dụng nhựa trong nhiều thập kỷ nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ tác động của các hạt nhựa có kích thước micro và nano đối với sức khỏe chúng ta", chuyên gia Thava Palanisami, thuộc Đại học Newcastle ở Australia, làm cho nghiên cứu của WWF, nói.
"Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta đang ăn nó và nó có khả năng gây nhiễm độc. Đó chắc chắn là điều cần quan tâm".

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
