Nghiên cứu mới thay đổi hiểu biết về sự di cư của người cổ đại

Con người đã đến Australia từ ít nhất khoảng 65.000 năm trước đây, sớm hơn 18.000 năm so với tính toán từ trước đến nay.

Đây là kết quả nghiên cứu công bố ngày 20/7 sau khi các nhà khảo cổ tìm thấy các lưỡi rìu và đá mài tại một hang động ở khu vực cực Bắc của Australia.

Các nhà khoa học Australia đã sử dụng kỹ thuật xác định niên đại cổ vật bằng carbon phóng xạ cũng như tia lazer. Những dụng cụ cổ đại được tìm thấy ở một mỏ khai thác uranium ở Rio Tinto, cách Darwin 300km về phía Đông.

Nghiên cứu mới thay đổi hiểu biết về sự di cư của người cổ đại
Khu vực khảo cổ.

Kết quả nghiên cứu đã thay đổi hiểu biết về sự "xâm chiếm" của con người tại châu lục này, dẫn tới hình thành văn hóa thổ dân, vốn được cho là bắt đầu từ khoảng 47.000 năm trước đây.

Người đứng đầu nghiên cứu trên Chris Clarkson cho biết kết quả nghiên cứu cũng thay đổi hiểu biết khoa học về thời điểm con người di cư khỏi châu Phi, cái nôi của loài người.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn cho rằng con người lần đầu tiên rời châu Phi vào khoảng thời gian giữa 100.000 năm trước đây và 60.000 năm trước đây. Tuy nhiên, với việc con người đã xuất hiện ở Australia, điểm cuối cùng của cuộc di cư lịch sử này, từ ít nhất 65.000 năm trước đây, nghiên cứu mở ra khả năng con người đã rời châu Phi sớm hơn thời điểm trên.

Bài báo của Clarkson được đăng trên tạp chí Nature.

Tháng trước, một nghiên cứu cũng công bố trên tạp chí này đã thay đổi sự hiểu biết về nguồn gốc sơ khai của con người. Một hóa thạch người được phát hiện ở Maroc có niên đại cách đây 300.000 năm, nhiều tuổi hơn khoảng 100.000 năm so với bất kỳ hóa thạch nào được tìm thấy trước đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rừng bách 50.000 năm tuổi nguyên vẹn dưới đáy biển

Rừng bách 50.000 năm tuổi nguyên vẹn dưới đáy biển

Rừng cây bách dưới nước có niên đại từ kỷ băng hà cách đây hơn 50.000 năm khi mực nước biển thấp hơn 120m so với ngày nay.

Đăng ngày: 21/07/2017
Nỗ lực vô vọng tìm kho báu 500 tấn vàng của vua Solomon

Nỗ lực vô vọng tìm kho báu 500 tấn vàng của vua Solomon

Nhà sử học người Anh Ralph Ellis cho rằng kho báu 500 tấn vàng ròng trị giá 3.000 tỷ USD của vua Solomon được Kinh Thánh nhắc đến chỉ là câu chuyện huyền thoại không có thật, theo Independent.

Đăng ngày: 21/07/2017
Biểu tượng mặt cười lâu đời nhất thế giới trên bình 4.000 năm

Biểu tượng mặt cười lâu đời nhất thế giới trên bình 4.000 năm

Chiếc bình trang trí hình mặt cười là đồ tạo tác đào được trong cuộc khai quật kéo dài 7 năm ở một di chỉ nằm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, Independent hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 20/07/2017
Bí mật đằng sau cái chết của vị Pharaoh cuối cùng

Bí mật đằng sau cái chết của vị Pharaoh cuối cùng

Theo sử sách thì Ramesses Đệ Tam nắm quyền tối cao cai trị Ai Cập từ năm 1186 TCN tới năm 1155 TCN.

Đăng ngày: 20/07/2017
Phát hiện ngôi mộ có thể chôn xác vợ vua Tutankhamun

Phát hiện ngôi mộ có thể chôn xác vợ vua Tutankhamun

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Zahi Hawass và đồng nghiệp đang lên kế hoạch khai quật ngôi mộ mới nằm gần mộ pharaoh Ay (1327 - 1323 trước Công nguyên) ở Thung lũng các vị vua phía bờ tây sông Nile.

Đăng ngày: 20/07/2017
Phiến đá giúp giải mã ngôn ngữ Ai Cập cổ đại

Phiến đá giúp giải mã ngôn ngữ Ai Cập cổ đại

Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114cm, rộng 72cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.

Đăng ngày: 20/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News