Nghiên cứu nguồn khí sau hiện tượng hố nước tự sôi tại Sóc Trăng

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đề xuất các nhà nghiên cứu đánh giá sâu về trữ lượng nguồn khí sau khi có hiện tượng hố nước tự sôi và bốc cháy khi châm lửa.

Thông tin được nêu tại hội thảo "Khí gas từ giếng khoan nước sinh hoạt và định hướng nghiên cứu thăm dò, khai thác khí nông ở tỉnh Sóc Trăng" do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hôm 15/7.

Động thái này được thực hiện sau hơn 2 tháng khi người dân ở ấp Tà Ân A1, xã Thuận Hưng phát hiện ở cánh đồng lúa nằm cách khu dân cư khoảng 100m có hố nước tự sôi, châm lửa liền bốc cháy. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng siêu nhiên nên đã thắp hương cúng bái trên miệng hố.

Nghiên cứu nguồn khí sau hiện tượng hố nước tự sôi tại Sóc Trăng
Khu vực phát hiện khí gas ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: An Lương).

Theo chính quyền địa phương, nơi này là giếng khoan cũ của một gia đình. Việc ở đây có khí cháy đã xuất hiện từ lâu, không có yếu tố huyền bí.

UBND tỉnh Sóc Trăng sau đó chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan đến khảo sát; mời các chuyên gia nghiên cứu giải thích hiện tượng và định hướng nghiên cứu thăm dò, khai thác.

PGS.TS Trần Văn Xuân, trường Đại học Bách khoa cho biết nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu khí gas từ giếng khoan nước sinh hoạt tại ấp Tà Ân A1 để xét nghiệm. Kết quả cho thấy khí này có nguồn gốc phân hủy từ vật liệu hữu cơ, hàm lượng CH4 cao (có thể là khí biogas hoặc khí dầu khí), có tiềm năng khai thác làm nhiên liệu.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho biết khí bốc lên có hàm lượng CO2 và H2S thấp, cách xa khu dân cư, mức tác động thấp đến sinh hoạt của người dân, môi trường.

Nghiên cứu nguồn khí sau hiện tượng hố nước tự sôi tại Sóc Trăng
Lửa cháy trên miệng giếng khi châm lửa (Ảnh: An Lương)

Nói về việc khai thác sử dụng khí gas được phát hiện, ông Xuân cho rằng cần có đề án đánh giá tổng thể hình thái cấu trúc và phạm vi phân bố khí này một cách khoa học. "Việc nghiên cứu chuyên sâu về nguồn gốc, phạm vi phân bố của nguồn tài nguyên này đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương", ông Xuân nói.

Ngoài ra, ông cho rằng cần nghiên cứu đề xuất giải pháp thu gom, lưu trữ, sử dụng lượng khí CH4 đang thoát ra (dùng làm khí đốt hoặc nhiên liệu chạy máy phát điện) để giảm thiểu quá trình phát tán tác động xấu đến môi trường. Giải pháp liên quan đến vận hành khai thác bền vững cần có sự tham gia hỗ trợ từ các trường, viện có các chuyên gia đúng chuyên môn hỗ trợ.

Cụ thể, xác định nguồn gốc và phạm vi phân bố của tích tụ khí tại Ấp Tà Ân A1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú và Thạnh Tân Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Qua đó đánh giá tiềm năng khí, các khoáng sản đi kèm và nước dưới đất đến độ sâu khoảng 500 m.

Cũng theo vị chuyên gia này, Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ khoảng 4,4 tỷ thùng, khí thiên nhiên khoảng 23,8 tỷ m3. Khí thiên nhiên tích tụ đã được phát hiện ở miền Trung, Đông và Tây Nam bộ.

Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đề xuất trong thời gian tới, các nhà khoa học cần đánh giá cụ thể về trữ lượng nguồn khí, từ đó nghiên cứu sâu vấn đề khí nông tại tỉnh.

Ngoài Sóc Trăng, tại xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đang có gần 100 hộ đang sử dụng nguồn gas từ giếng khoan.

Tại Trà Vinh, gần 8 năm nay, các hộ dân hai ấp Phú Đức 1 và Phú Đức 2 (xã Bình Phú, huyện Càng Long) khoan giếng để dùng khí đốt miễn phí từ lòng đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân nào gây nổ nồi hơi, phòng tránh ra sao?

Nguyên nhân nào gây nổ nồi hơi, phòng tránh ra sao?

Nồi hơi là thiết bị phổ biến trong hoạt động của nhiều ngành công nghiệp hiện nay và cần đội ngũ có chuyên môn vận hành để đảm bảo an toàn.

Đăng ngày: 17/07/2024
Xyanua: Từ

Xyanua: Từ "món quà" của thiên nhiên đến chất độc vô song

Xyanua có lịch sử lâu đời là chất độc đầu bảng trong các vụ đầu độc và giết người. Trải qua hàng thế kỷ, mức độ nguy hiểm của nó vẫn không hề suy giảm.

Đăng ngày: 17/07/2024
Băng tan làm ngày trên Trái đất dài hơn

Băng tan làm ngày trên Trái đất dài hơn

Biến đổi khí hậu khiến băng vùng cực tan chảy, nước băng chuyển từ vùng cực tới xích đạo, thay đổi hình dáng Trái đất và làm chậm vòng quay của hành tinh.

Đăng ngày: 17/07/2024
Tàu quốc tế K3: Hành trình xuyên lục địa và câu chuyện về sự thay đổi đường ray

Tàu quốc tế K3: Hành trình xuyên lục địa và câu chuyện về sự thay đổi đường ray

Tàu quốc tế K3 của Trung Quốc là một phương tiện giao thông độc đáo, kết nối Bắc Kinh và Moscow trong một hành trình đường sắt dài ngày.

Đăng ngày: 16/07/2024
Quả cầu phát sáng khổng lồ Las Vegas Sphere dùng tới 150 GPU NVIDIA RTX A6000, mỗi chiếc giá 120 triệu đồng

Quả cầu phát sáng khổng lồ Las Vegas Sphere dùng tới 150 GPU NVIDIA RTX A6000, mỗi chiếc giá 120 triệu đồng

Để phát sáng cả một vùng trời Las Vegas thì phải nhiêu đó " card đồ họa" mới đủ!

Đăng ngày: 16/07/2024
Trung Quốc độc chiếm kho báu

Trung Quốc độc chiếm kho báu "kim cương xanh": Nắm quyền kiểm soát toàn chuỗi cung ứng

Chỉ cần Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thứ " kim cương" này, các hãng xe điện nước ngoài sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Đăng ngày: 16/07/2024
Cảnh đẹp siêu thực đoàn tàu di chuyển trên mặt nước màu hồng tại Nga

Cảnh đẹp siêu thực đoàn tàu di chuyển trên mặt nước màu hồng tại Nga

Hình ảnh về chiếc tàu chở hàng di chuyển trên mặt nước hồ nước màu hồng hiếm có đã khiến nhiều người xem phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp đến siêu thực.

Đăng ngày: 15/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News