Nghiên cứu phát hiện, có một trận động đất kéo dài tới 32 năm
Nhờ nghiên cứu cấu trúc san hô đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện trận động đất kéo dài từ năm 1829 - 1861 ở ngoài khởi Indonesia.
Phần lớn động đất kéo dài từ vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, một số lại diễn ra âm ỉ trong vài ngày, tuần, thậm chí tháng, với tần số thấp mà có thể trên mặt đất không cảm nhận được. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) tìm ra trận động đất chậm nhất từng ghi nhận, kéo dài đến 32 năm, New Atlas hôm 31/5 đưa tin.
Cấu trúc san hô vòng giúp lưu lại các dấu vết địa chất trong quá khứ. (Ảnh: R. van Woesik/Y. Golbuu/G. Roff).
Động đất xảy ra do sức ép khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau. Dần dần, sức ép lớn đến mức đá không thể chịu được và biến đổi. Sự biến đổi thường xảy ra đột ngột, tạo nên những rung chấn có thể cảm nhận trên mặt đất và gây ra tổn thất. Tuy nhiên, cũng có lúc các mảng kiến tạo trượt qua nhau chậm hơn, tạo nên rung chấn nhẹ mà chỉ những thiết bị siêu nhạy mới phát hiện ra. Các sự kiện trượt chậm (SSE) thường kéo dài vài tuần, một số từng được ghi nhận kéo dài đến ba năm.
Các chuyên gia tại tại Đại học Công nghệ Nanyang phát hiện trận động đất chậm kỷ lục khi đang nghiên cứu cấu trúc san hô cổ đại bất thường gọi là "microatoll" (san hô vòng, phần trên đỉnh đã chết nhưng xung quanh vẫn sống) ở ngoài khơi Sumatra, Indonesia. Những cấu trúc này phát triển chậm, là "bản ghi chép" tốt về sự thay đổi của mực nước biển và độ cao đất.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự thay đổi trong giai đoạn 1738 - 1829 vẫn bình thường, các cấu trúc san hô vòng lún xuống với tốc độ ổn định từ 1 - 2 mm mỗi năm. Khoảng năm 1829, tốc độ đột ngột tăng lên thành 10 mm mỗi năm - sự chuyển dịch này có liên quan đến các mảng kiến tạo. Tình trạng lún nhanh tiếp diễn trong khoảng 32 năm, đánh dấu một trận động đất trượt chậm dài kỷ lục. Sự kiện âm ỉ này kết thúc bằng trận động đất mạnh 8,5 độ ở Sumatra năm 1861, một thảm họa khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Việc theo dõi chặt chẽ hơn các sự kiện trượt chậm kéo dài có thể giúp phát triển một hệ thống cảnh báo sớm cho những trận động đất lớn trong tương lai, nhóm nghiên cứu nhận xét. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Geoscience.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
