Ngọc mắt mèo hình thành từ xương khủng long cổ đại ở Australia
Bộ xương của một loài khủng long mới tìm thấy ở Australia bị opal hóa suốt thời gian dài và trở thành ngọc mắt mèo quý hiếm.
Khủng long Fostoria dhimbangunmal có thể dài tới 5 mét. (Ảnh: CNN).
Cuộc tìm kiếm đá quý ở Australia hé lộ bằng chứng hóa thạch đầu tiên về một đàn khủng long, bao gồm loài khủng long chưa từng được phát hiện trước đây. Hóa thạch khủng long mới nằm trong mỏ ngọc mắt mèo (opal) đã chuyển hóa thành loại đá quý này sau thời gian dài. Đây là bộ xương khủng long opal hóa hoàn chỉnh nhất trên thế giới.
Ngọc mắt mèo (opal) được coi là báu vật vô giá trong thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn sùng. Opal được cho rằng là cụm từ bắt nguồn từ tiếng La Mã – Opalus (có nghĩa là sắc màu). Viên đá này được coi là báu vật vô giá trong thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn sùng. Họ tin rằng Opal là đá mắt mèo sẽ giúp cho người đeo tăng thị lực. Một vài người khác thì cho rằng đá mắt mèo sẽ giữ cho màu tóc vàng của các cô gái không bị bạc đi. Nước Úc là nơi chứa nhiều đá Opal nhất trên thế giới và nổi tiếng về chất lượng. Lingtning Ridge là địa phương có đá Opal đen đẹp nhất. Đá Opal lửa có nguồn gốc từ núi lửa, sở hữu sự trong suốt như pha lê cùng màu sắc nổi bật như vàng hay đỏ tươi, được khai thác chủ yếu ở Mexico, hiếm khi khai thác được loại đá này với màu sặc sỡ. Opal lửa cũng được tìm thấy ở Oregon tại Mỹ. |
Thợ mỏ Bob Foster là người đầu tiên tìm thấy số xương hóa thạch vào thập niên 1980 ở mỏ ngọc mắt mèo Sheepyard. Ông bỏ hóa thạch vào túi len thô và giao cho Bảo tàng Australia ở Sydney. Các nhà cổ sinh vật học ở bảo tàng đã quay trở lại mỏ ngọc để giúp Foster khai quật. Họ tìm thấy tổng cộng hơn 60 hóa thạch.
Hóa thạch được trưng bày ở bảo tàng vài năm trước khi Foster mang tới Trung tâm ngọc mắt mèo Australia. Khi các con ông quyên tặng số hóa thạch trên cho trung tâm vào năm 2015, nghiên cứu khoa học có thể bắt đầu.
Một mẩu xương hóa thạch bị opal hóa. (Ảnh: CNN).
Nhà cổ sinh vật học Phil Bell ở New England, Armidale, nhận thấy hóa thạch thuộc về một loài khủng long chưa được biết tới trước đây. Nhưng khi Bell và đồng nghiệp xem xét kỹ hơn, họ xác định những chiếc xương thuộc về nhiều loài khủng long.
"Lúc đầu, chúng tôi cho rằng đó là một bộ xương, nhưng khi quan sát vài chiếc xương, tôi nhận ra chúng tôi có 4 xương bả vai kích thước khác nhau. Có khoảng 60 chiếc xương opal hóa từ một con khủng long trưởng thành, bao gồm một phần hộp sọ", Bell nói.
Theo nghiên cứu xuất bản hôm 3/6 trên tạp chí Cổ sinh vật học Động vật có xương sống, loài khủng long mới được đặt tên là Fostoria dhimbangunmal, có nghĩa là "sheepyard" trong tiếng Yuwaalaraay của người bản xứ ở New South Wales.
Fostoria là động vật ăn cỏ đứng bằng chân sau, thuộc cùng chi với loài iguanodon. Các bộ phận thuộc 4 bộ xương Fostoria được tìm thấy, bao gồm những con non và con trưởng thành có thể dài tới gần 5 mét. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đây là một gia đình khủng long hoặc ít nhất là một đàn nhỏ.
Ngọc mắt mèo có thể có bất kỳ màu sắc nào trong vùng ánh sáng khả kiến và phần lớn ngọc mắt mèo trên thế giới đến từ khu vực rừng núi của Australia. Khu vực này có điều kiện địa chất phù hợp để ngọc mắt mèo hình thành gần mép biển nội hải cổ đại. Ngọc mắt mèo cũng là quốc ngọc của Australia.
Ngọc mắt mèo hình thành trong hốc đá. Khi một chiếc xương bị chôn vùi dưới cát hoặc đất sét và hóa đá, ngọc mắt mèo tạo thành bản sao hóa thạch của chiếc xương. Bộ xương của Fostoria nằm trong số những hóa thạch hoàn chỉnh nhất tại Australia.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
