Ngôi làng "ma" ghê rợn nổi lên giữa biên giới Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha

Tàn tích của một ngôi làng “ma” đã lộ thiên sau khi hạn hán làm khô cạn một con đập ở biên giới Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha, thu hút đám đông hiếu kì đến xem.


Làng cổ Aceredo
từng bị nước sông Limia nhấn chìm năm 1992 để làm thủy điện. (Ảnh: Reuters)

Năm 1992, ngôi làng Aceredo ở phía Tây Bắc của Tây Ban Nha bị nhấn chìm để làm hồ chứa. Mới đây, khi lượng nước ở hồ chứa Alto Lindoso chỉ còn 15% vì khô cạn, ngôi làng này đã trồi khỏi mặt nước tạo nên một khung cảnh xám xịt ghê rợn.

"Tôi cảm thấy như đang xem một bộ phim buồn vậy. Cảnh tượng này có thể tái diễn theo thời gian vì hạn hán và biến đổi khí hậu”, ông Maximino Perez Romero, 65 tuổi, chia sẻ khi đến tận nơi xem ngôi làng “ma”.


Sau khi nước cạn, ngôi làng hiện lên đầy vẻ chết chóc. (Ảnh: Reuters)

Đi bộ trên nền đất bùn nứt nẻ, người dân tìm thấy những mái nhà bị sập một phần, gạch ngói và mảnh gỗ, thậm chí cả một vòi uống nước vẫn còn nhỏ giọt. Những chai bia rỗng chất chồng lên nhau và một chiếc ô tô cũ bị gỉ sét bên bức tường đá.

Bà Maria del Carmen Yanez, Thị trưởng của vùng Lobios, cho biết hạn hán trong khu vực này đã xảy ra vài tháng gần đây và việc công ty EDP của nước láng giềng Bồ Đào Nha siết chặt cấp điện đã làm trầm trọng thêm tình hình.


Hồ Alto Lindoso chỉ còn 15% nước. (Ảnh: Reuters).

Ngày 1/2, chính phủ Bồ Đào Nha đã yêu cầu sáu đập, trong đó có Alto Lindoso, ngừng sử dụng nước để sản xuất điện và tưới tiêu, do hạn hán ngày càng nghiêm trọng.

Tính ổn định của các hồ chứa tại khu vực biên giới này cũng là vấn đề gây lo ngại. Dữ liệu của Bộ Môi trường Tây Ban Nha cho thấy các hồ chứa của nước này đang ở mức 44% dung tích, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 61% trong thập kỷ qua, song vẫn cao hơn mức được ghi nhận trong đợt hạn hán năm 2018.

Một nguồn tin cho biết các chỉ số hạn hán cho thấy tình hình sẽ tiếp tục xấu đi trong những tuần tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News