Ngôi sao kỳ lạ khiến các nhà khoa học "mất ăn mất ngủ"

Một ngôi sao kỳ lạ liên tục thay đổi độ sáng khiến các nhà khoa học phải đưa ra rất nhiều giả thuyết để giải thích về nó.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết được xem là gần với thực tế nhất từ trước đến nay.

Trong suốt hơn một năm nay, các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu trước chu kỳ sáng tối bất thường đến từ một ngôi sao gọi là KIC 8462852. Chu kỳ này rất kỳ lạ, chưa từng được thấy trước đây. Một nhà thiên văn thậm chí còn đưa ra khả năng rằng đó là một "công trình của người ngoài hành tinh" đang làm khuấy động không khí xung quanh.

Giờ đây, sau vài giả thuyết không thuyết phục được cộng đồng khoa học, một lời giải thích mới được đưa ra, liên quan tới giai đoạn cuối sự sống của một hành tinh.

Những nhà nghiên cứu của Đại học Columbia cho rằng, KIC 8462852 đã "nuốt chửng" một hành tinh, và chu kỳ nhấp nháy ánh sáng chúng ta thấy được là do tàn dư của hành tinh này hoặc do vệ tinh của hành tinh đôi khi che khuất ánh sáng phát đi.

Điều này có thể giải thích cho cả việc ánh sáng bị mờ liên tục và đột ngột, cũng như việc ánh sáng của ngôi sao giảm dần khi quan sát từ giữa năm 1890 đến 1989.

Thông thường, một ngôi sao nếu có hành tinh quay xung quanh thì độ sáng của nó sẽ giảm đi 1% theo chu kỳ, nhưng KIC 8462852 – có tên khác là "Ngôi sao của Tabby" – đã trải qua sự giảm sâu bất thường lên đến 22%.

Ngôi sao kỳ lạ khiến các nhà khoa học mất ăn mất ngủ
Mô phỏng Ngôi sao Tabby.

Ngay lập tức, các nhà khoa học suy đoán rằng sự chênh lệch lớn này là do có một vật gì đó rất lớn xoáy xung quanh Sao Tabby.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia cho biết, nếu KIC 8462852 đang hấp thụ một hành tinh thì năng lượng phóng ra sẽ gây ra sự tăng sáng đột ngột. Vì vậy, chúng ta đang thấy chỉ có thể là KIC 8462852 đang trong trạng trở lại bình thường sau khi đã hấp thụ một hành tinh, với vài phần đất đá còn thừa lại.

Các nhà nghiên cứu ước tính, sự va chạm giữa ngôi sao và hành tinh có thể đã xảy ra vào khoảng 10.000 năm trước đây. Sự mờ nhạt cho thấy KIC 8462852 ngày nay có thể chỉ đang tiêu hóa bữa ăn của mình.

Để đưa ra giả thuyết, nhóm nghiên cứu thực hiện khớp lại những kết quả trước đây về KIC 8462852 cùng các giả thuyết vật lý bên ngoài không gian như Cơ chế Kozai, để tìm ra những biến thể quỹ đạo của các vệ tinh quay quanh các hành tinh.

Những nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ kiểu va chạm sao và hành tinh này có thể phổ biến hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây, nếu như tính toán của họ là chính xác.

"Với những gì chúng ta thấy ở Sao Tabby hiện nay, ước tính có khoảng 10 hành tinh như Sao Mộc va chạm với ngôi sao này, hoặc thậm chí có thể nhiều hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Brian Metzger cho biết.

Các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ ngôi sao này cùng với các giả thuyết khác, nếu như có thêm dữ liệu mới, vì việc dõi mắt đến một hành tinh cách xa cả nghìn năm ánh sáng không phải dễ dàng.

Một giả thuyết khác cũng khá thú vị: nhiều nhà khoa học khác cho rằng ánh sáng nhấp nháy từ KIC 8462852 có thể được gây ra bởi các mảnh vụn vũ trụ ở đâu đó trên đường từ ngôi sao đến Trái Đất.

Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu có nhiều giả thuyết khó hiểu hơn về câu chuyện đặc biệt này. Tuy nhiên, giả thuyết "nuốt sao" này chắn chắn phù hợp với những sự kiện chúng ta đã biết cho đến ngày hôm nay.

"Nghiên cứu này đặt ra một kịch bản hấp thụ một cách đáng tin cậy. Tôi nghĩ đây đang là giả thuyết tốt nhất để giải thích về ngôi sao", nhà vật lý thiên văn Jason Wright của Đại học bang Pennsylvania, người không tham gia vào nhóm nghiên cứu, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vi sinh vật Trái đất có thể sống trên sao Hỏa

Vi sinh vật Trái đất có thể sống trên sao Hỏa

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà sinh vật học Mỹ, được đăng tải trên tạp chí Nguồn gốc sự sống và sự tiến hóa của sinh quyển (Origins of Life and Evolution of Biospheres).

Đăng ngày: 18/01/2017
Công ty tư nhân đầu tiên sắp

Công ty tư nhân đầu tiên sắp "đổ bộ" Mặt Trăng

Moon Express, công ty tư nhân đầu tiên được cấp quyền bay lên Mặt Trăng, đã gây được đủ tiền quỹ cho chuyến đi lên Mặt Trăng đầu tiên của họ.

Đăng ngày: 18/01/2017
Công cụ săn người ngoài hành tinh mới có độ nhạy cao

Công cụ săn người ngoài hành tinh mới có độ nhạy cao

Các nhà khoa học Mỹ phát triển phương pháp nhận diện axit amin để phát hiện sự sống ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 17/01/2017
Chuyến đi bộ ngoài không gian thứ 196 của phi hành gia NASA

Chuyến đi bộ ngoài không gian thứ 196 của phi hành gia NASA

Chuyến đi bộ vào không gian lần thứ 2 của năm 2017 diễn ra vào ngày 13/1/2017. Đây là một phần trong kế hoạch nâng cấp hệ thống năng lượng của Trạm Không Gian Quốc Tế ( ISS).

Đăng ngày: 16/01/2017
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 16/01/2017
SpaceX phóng và thu hồi thành công tên lửa đẩy Falcon 9

SpaceX phóng và thu hồi thành công tên lửa đẩy Falcon 9

Rạng sáng 15/1 theo giờ Hà Nội, tập đoàn vũ trụ tư nhân của Mỹ - SpaceX - đã phóng thành công tên lửa đẩy không người lái Falcon 9 đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 16/01/2017
“Ngôi làng trên Mặt Trăng” đang dần hình thành?

“Ngôi làng trên Mặt Trăng” đang dần hình thành?

Kế hoạch của Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA) về một khu định cư hợp tác quốc tế trên Mặt trăng đang dần thành hình.

Đăng ngày: 14/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News