Người Ai Cập cổ dùng thiên thạch làm trang sức

Các nhà khoa học vừa chứng minh những hạt sắt hình ống 5.000 năm tuổi mà người Ai Cập dùng để làm trang sức, có nguồn gốc từ thiên thạch.

Những hạt hình ống kể trên được tìm thấy năm 1911 trong một nghĩa trang tại Gerzeh, cách thủ đô Cairo của Ai Cập khoảng 70km về phía nam. Khu vực này được các nhà khoa học xác định có lịch sử đến 3.300 năm trước Công nguyên, có nghĩa là các hạt sắt này chính là đồ tạo tác bằng sắt lâu đời nhất được biết tới ở Ai Cập.

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy những hạt sắt có hàm lượng niken rất cao - một dấu hiệu của thiên thạch sắt vì lượng niken trong sắt tự nhiên trên Trái đất không nhiều như vậy. Điều này khiến có nhiều ý kiến cho rằng nó có nguồn gốc từ “thiên đàng”.

Trong những năm 1980, các nhà khoa học nêu giả thuyết rằng nỗ lực luyện sắt của người cổ đại có thể tình cờ làm giàu niken trong hỗn hợp sắt - niken. Tuy nhiên, kết quả phân tích các chất bị oxy hóa trên bề mặt hạt sau đó đã phủ nhận giả thuyết này.

Người Ai Cập cổ dùng thiên thạch làm trang sức
Hình hạt sắt được tìm thấy có chứa niken (hạt bên dưới là mô hình ảo với màu xanh là niken)

Mới đây, Diane Johnson, một nhà khoa học thiên thạch tại ĐH Milton Keynes, Anh và các đồng nghiệp, đã tiến hành phân tích hạt sắt bằng những phương pháp hiện đại nhất. Họ sử dụng máy quét hiển vi điện tử và chụp cắt lớp vi tính để phân tích một trong những hạt mượn từ Bảo tàng Manchester, Vương quốc Anh.

Các nhà khoa học không được phép cắt rời vật phẩm quý giá này, nhưng họ đã tìm thấy những “cửa sổ nhỏ” trên hạt sắt. Đây là những nơi vật chất bị phong hóa trên bề mặt của hạt mất đi và để lộ lớp kim loại bên trong.

Nhóm nghiên cứu đã đo được hàm lượng niken ở kim loại gốc là 30%. Điều này cho thấy nó thực sự có nguồn gốc từ thiên thạch.

Các nhà khoa học cũng tiết lộ thêm rằng người Ai Cập cổ đại từng rèn một mảnh sắt từ các thiên thạch để thành một tấm mỏng trước khi uốn cong nó thành ống.

Nghiên cứu đã làm sáng tỏ một bí ẩn lâu nay: Tại sao người Ai Cập cổ đại có được sắt hàng thiên niên kỷ trước khi những bằng chứng đầu tiên về việc nấu chảy sắt trong khu vực này được tìm thấy vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên? Nó cũng cho thấy người Ai Cập cổ rất quan tâm tới thiên thạch khi phát triển tín ngưỡng của họ.

Joyce Tyldesley, một nhà Ai Cập học tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Đối với người Ai Cập cổ đại, bầu trời rất quan trọng. Những gì từ trên trời rơi xuống sẽ được coi như món quà của các vị thần".

Trong khi đó, cô Diane Johnson nhận định: “Sắt có liên quan rất chặt chẽ với vua chúa và quyền lực. Những đồ được làm từ vật liệu "thần thánh" như vậy, được cho là sẽ giúp người quá cố được ưu tiên khi đi vào thế giới bên kia”.

Campbell Price, một người phụ trách về Ai Cập và Sudan tại Bảo tàng Manchester tiết lộ, trong thời kỳ Pharaoh người ta tin rằng các vị thần có xương làm bằng sắt và thiên thạch được hiểu là phần còn lại của thân thể các vị thần rơi xuống Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News