Người châu Âu "tuyệt chủng" 4000 năm trước?

Nghiên cứu mới đây tiết lộ một loạt sự kiện ấn tượng bao gồm dấu hiệu của sự biến đổi gene không giải thích được vào 4000-5000 năm trước tại châu Âu.

Các nhà khoa học người Úc mới đây đã phân tích một số bộ xương khai quật được tại Đức và phát hiện ra, cấu trúc gene của người châu Âu đã biến đổi một cách bí ẩn vào khoảng 4000 – 5000 năm trước. Niên đại của những bộ xương này lên tới 7.500 năm.

Nhóm nghiên cứu quốc tế còn bao gồm Đại học Mainz ở Đức và dự án Genographic của Hội Địa lý Quốc gia. Được biết, nhóm này thuộc dự án nghiên cứu về nhân chủng học và di truyền học trong nhiều năm nhằm vẽ ra bản đồ di cư của con người thông qua thu thập và phân tích DNA của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học tin rằng việc mở rộng nhanh chóng của nền văn minh Beaker Bell có thể nắm giữ câu trả lời cho vấn đề này. (Người ta cho rằng chính nền văn minh Beaker Bell đã xây dựng nên các phiến đá nguyên khối Stonehenge thuộc hạt Wiltshire, nước Anh.)

Alan Cooper của trường Đại học Adelaide, Australia, đồng tác giả nghiên cứu nói: "Điều thú vị là cấu trúc di truyền của nền văn minh châu Âu mở rộng đầu tiên bỗng nhiên bị thay thế vào khoảng 4.500 năm trước và chúng tôi không biết tại sao. Công việc của chúng ta là tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra".

Người châu Âu tuyệt chủng 4000 năm trước?
Công trình nổi tiếng Stonehenge thuộc hạt Wiltshire, nước Anh. (Ảnh: Dailymail)

Các nhà nghiên cứu sử dụng DNA chiết xuất từ xương và răng từ bộ xương của người thời tiền sử để sắp xếp thành một nhóm các dòng di truyền theo mẹ.

Tiến sĩ Wolfgang Haak của ACAD, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đây là hồ sơ di truyền đầu tiên của những dòng này có độ chính xác cao. Chúng ta có tể quan sát trực tiếp cả sự tiến hóa của DNA của con người trong "thời gian thực" và sự biến đổi dân số kịch tính đã diễn ra ở châu Âu. Chúng ta có thể theo dấu hơn 4000 năm thời tiền sử, từ những người nông dân đầu tiên qua thời đại đồ đồng sớm đến thời hiện đại".

Tiến sĩ Paul Brotherton của Đại học Huddersfield, Vương quốc Anh, đồng tác giả, từng làm việc tại ACAD cho biết: "Hồ sơ của nhóm di truyền theo dòng mẹ, được gọi là Haplogroup H, cho thấy những người nông dân đầu tiên ở Trung Âu là kết quả của một cuộc di cư, xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Cận Đông (cái nôi của nông nghiệp) tới Đức khoảng 7.500 năm trước".

Nhóm nghiên cứu đạt được bước tiến mới trong sinh học phân tử để sắp xếp các bộ gene ti thể từ những bộ xương cổ. Đây là nghiên cứu dân số cổ đầu tiên sử dụng một lượng lớn bộ gene ti thể.

Tiến sĩ Haak nói: "Chúng tôi đã xác minh rằng các cơ sở di truyền của châu Âu hiện đại chỉ được hình thành vào thời kỳ đồ đá giữa, sau quá trình biến đổi di truyền sâu sắc này khoảng 4.000 năm. Sự đa dạng di truyền này sau đó đã được sửa đổi nhiều hơn nữa bởi một loạt sự viếng thăm và mở rộng của các nền văn minh từ Iberia và Đông Âu trong thời kỳ đồ đá muộn”.

Trong khi đó, tiến sĩ Brotherton cho hay: "Việc mở rộng của nền văn minh Bell Beaker (được đặt theo tên chiếc cốc hình chuông của thời kỳ đó để phân biệt) có vẻ là một sự kiện quan trọng, nổi lên ở Iberia khoảng 2800 trước Công nguyên và đến Đức vài thế kỷ sau. Đây là một nhóm rất thú vị. Họ có liên quan đến việc mở rộng ngôn ngữ Celtic dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và trung tâm châu Âu".

Theo giáo sư Cooper: "Những bộ gene cổ xưa cho ta một cơ hội độc nhất để nắm bắt lịch sử nhân khẩu học của châu Âu. Chúng ta không chỉ có thể ước tính quy mô dân số mà còn xác định chính xác tốc độ tiến hóa ở các giai đoạn, cung cấp một thang thời gian chính xác hơn về các sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hóa của con người".

Giáo sư Kurt Alt của Đại học Mainz, bang Rhineland-Palatinate, Đức cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy sức mạnh của việc kết hợp khảo cổ học và DNA cổ đại để tái tạo lại lịch sử tiến hóa của con người theo thời gian".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News