Người cổ đại đã lưu trữ và tiêu thụ tủy xương động vật như thế nào?
Con người cổ đại đã từng lưu trữ xương từ động vật để có thể ăn tủy của chúng sau đó. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy những quần thể này trì hoãn việc sử dụng thức ăn và họ có thể lên kế hoạch trước.
“Điều này đã thay đổi quan niệm của người hiện đại về tổ tiên của chúng ta bởi vì người ta tin rằng loài vượn người ban đầu không có khả năng hoặc không quen với việc lưu trữ thức ăn để ăn dần”, theo ông Bark Barkai tại Đại học Tel Aviv Israel.
Hang động Qesem (Israel) nơi người cổ đại dự trữ xương động vật để lấy tủy.
Barkai và các đồng nghiệp đã phân tích hơn 80.000 mẫu xương động vật từ hang động Qesem ở Israel để xác định chính xác cách thức người cổ đại tiếp cận với tủy xương. Con người sống ở khu vực này trong thời Trung cổ, khoảng 200.000 đến 400.000 năm trước.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các vết cắt đặc trưng trên 78% bề mặt xương, xác định sự dự trữ và tiêu thụ xương chậm của người cổ đại. Những dấu hiệu này là kết quả của những nỗ lực để loại bỏ da khô khỏi xương được bảo quản.
Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra làm thế nào tủy xương thoái hóa theo thời gian để xác định liệu nó còn có lợi về mặt dinh dưỡng khi ăn hay không. Họ đã phơi 79 mảnh xương từ chi của loài hươu đỏ dưới điều kiện ngoài trời tự nhiên, cũng như môi trường mô phỏng trong nhà có nghĩa là tái tạo trong điều kiện khu vực mà chúng được tìm thấy.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng xương bọc da có thể chịu được chín tuần phơi nhiễm trong mùa thu mà không làm mất đi một lượng giá trị dinh dưỡng đáng kể nào, nhưng chất béo trong chúng bị suy giảm sau tuần thứ ba trong điều kiện mùa xuân và trong nhà.
Đây là bằng chứng khảo cổ học và thực nghiệm đầu tiên về bảo quản và tiêu thụ thực phẩm trong thời kỳ Trung cổ. Nó cho thấy rằng con người cổ đại có khả năng nhận thức và dự báo. “Điều này cho chúng ta một cái nhìn về người cổ đại rất giống với chúng ta hiện nay và khác với một số sinh vật nguyên thủy bấy giờ”, ông Barkai nói.
Tủy xương rất giàu chất béo và là nguồn thực phẩm quan trọng cho các cộng đồng người tiếp cận hạn chế với carbohydrate và có chế độ ăn uống phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm động vật.
Việc thu thập và lưu trữ xương động vật để tiêu thụ tủy cũng đã được quan sát trong các cộng đồng Nunamiut hiện đại ở Alaska, nơi xương được lưu trữ trong mùa đông.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
