Người đàn ông có lưỡi dài nhất thế giới, uốn qua vòm miệng vào khoang mũi
Chàng sinh viên chế tạo người máy hiện đang thực hành cách chạm vào mí mắt bằng lưỡi của mình, một kỳ tích mà anh ấy cảm thấy sẽ cải thiện đáng kể cơ hội ghi tên mình vào Sách kỷ lục Guinness.
K Praveen - một thanh niên 21 tuổi đến từ Thiruthangal ở Virudhunagar, Tamil Nadu là người sở hữu chiếc lưỡi dài 10,8 cm, theo Sách kỷ lục Ấn Độ.
Theo Đại học Edinburgh, lưỡi trung bình của nam giới dài khoảng 8,5 cm, điều này có nghĩa chiếc lưỡi của K Praveen dài hơn mức trung bình là 2,3 cm và có lẽ là dài nhất trên thế giới.
K Praveen sở hữu chiếc lưỡi dài 10,8 cm, theo Sách kỷ lục Ấn Độ.
Chàng sinh viên người máy trẻ tuổi đã biết rằng lưỡi của anh ấy dài hơn bình thường kể từ khi bắt đầu cho bạn bè và gia đình thấy mình có thể làm những điều đặc biệt với nó.
Anh ấy có thể dùng lưỡi để chạm vào đầu mũi và khuỷu tay của mình và gần như chạm vào mắt.
Tuy nhiên, K Praveen chưa thể được Kỷ lục Guinness đo chính thức chiếc lưỡi của mình, nhưng anh ấy đã ghi tên mình vào Sách kỷ lục Limca của chính Ấn Độ, vì có chiếc lưỡi dài nhất cả nước.
Vài năm trước, Praveen đã ghi tên mình vào Sách Kỷ lục Châu Á vì đã chạm vào mũi bằng lưỡi của mình 219 lần trong một phút.
Rõ ràng, anh ta cũng đã tự luyện tập để thực hiện bài tập gây tranh cãi bằng việc đưa chiếc lưỡi khổng lồ của mình qua vòm miệng vào khoang mũi. Anh ấy gọi nó là thủ thuật “lưỡi vô hình”.
Kỷ lục Guinness về chiếc lưỡi dài nhất thế giới hiện thuộc về Nick Stoeberl, ở Salinas, California với chiều dài chính thức là 10,1 cm. Nó ngắn hơn K Praveen 0,7cm.
Chàng sinh viên Ấn Độ hiện có kế hoạch tích góp tiền và tiếp cận với tổ chức kỷ lục quốc tế để được chính thức thừa nhận.
"Mặc dù thành tích của tôi đã được ghi nhận ở Ấn Độ, nhưng tôi luôn tìm cách đưa tài năng của mình ra toàn thế giới.
Điều này có thể thành hiện thực nếu chỉ có chính phủ Tamil Nadu viện trợ cho tôi, vì tôi không thể trưng bày kỷ lục của mình trên toàn cầu, do thiếu hỗ trợ tài chính”, Praveen nói.
Chàng sinh viên chế tạo người máy hiện đang thực hành cách chạm vào mí mắt bằng lưỡi của mình, một kỳ tích mà anh ấy cảm thấy sẽ cải thiện đáng kể cơ hội ghi tên mình vào Sách Kỷ lục Guinness.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.
