Người đàn ông Nhật Bản trồng được cỏ 63 lá siêu may mắn

Một người đàn ông Nhật Bản vừa lập kỷ lục thế giới mới nhờ trồng thành công cỏ may mắn có 63 lá, UPI đưa tin.

Yoshiharu Watanabe, 45 tuổi, sống ở Tochigi (Nhật Bản), đã thụ phấn chéo cho vườn cỏ ba lá tại gia trong 12 năm và thành công phá Kỷ lục Guinness Thế giới với cây cỏ 63 lá “cực may mắn”.

Người đàn ông Nhật Bản trồng được cỏ 63 lá siêu may mắn
Cây cỏ 63 lá của Yoshiharu đã lập Kỷ lục Guinness Thế giới về cây cỏ may mắn có nhiều lá nhất.

Theo quan niệm dân gian Nhật Bản, những cây cỏ bốn hoặc năm lá có khả năng mang lại may mắn cho người sở hữu. Và theo logic này, Yoshiharu đã chính thức trở thành “người đàn ông may mắn nhất Nhật Bản” nhờ cây cỏ 63 lá của mình.

“Tôi bắt đầu trồng cả ba lá từ năm 2012 bằng phương pháp thụ phấn chéo. Những chiếc lá cứ tăng dần theo thời gian thôi thúc tôi tiếp tục lai tạo và hướng đến danh hiệu Kỷ lục Guinness Thế giới”, Yoshiharu chia sẻ với Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới.

Kỷ lục trước đó về cây cỏ may mắn có nhiều lá nhất thế giới thuộc về Shigeo Obara ở tỉnh Iwate (Nhật Bản). Ông đã thiết lục Kỷ lục Guinness Thế giới vào năm 2009 với một cây cỏ may mắn 56 lá.

Người đàn ông Nhật Bản trồng được cỏ 63 lá siêu may mắn
Yoshiharu Watanabe, 45 tuổi, sống ở Tochigi (Nhật Bản), bắt đầu thụ phấn chéo cho vườn cỏ ba lá tại gia từ năm 2012.

Yoshiharu đã trồng nhiều khóm cỏ may mắn khắp vườn nhà và bắt đầu lai tạo chúng trong nhiều năm liền. “Cỏ ba lá là loại cây phổ biến khắp thế giới và khá dễ chăm sóc, bạn không cần phải làm gì nhiều với chúng”, anh chia sẻ. “Tôi thường tìm những cây cỏ năm, bảy lá ở gần ruộng lúa, công viên và mang về nhà để lai giống”.

Năm 2020, Yoshiharu đã trồng thành công một cây cỏ 49 lá và đến năm 2021, anh càng tiến gần với Kỷ lục Guinness Thế giới khi trồng được cây cỏ may mắn 55 lá.

“Tôi biết rằng các cơ chế di truyền có lên quan đến số lượng lá của một cây cỏ may mắn nhưng không hiểu cách nó hoạt động”, người đàn ông 45 tuổi nói thêm bản thân anh chỉ sử dụng phương pháp thụ phấn chéo để “cầu may”.

Đến năm nay, Yoshiharu cuối cùng đã phá ỷ lục thế giới khi trồng được một cây cỏ 63 lá. “Người ta nói cỏ bốn lá có thể mang lại may mắn. Tôi hy vọng cỏ 63 lá có thể mang lại may mắn cho cả nhân loại”, anh nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài ong

Loài ong "sát thủ châu Á" gây khiếp sợ ở nước Anh

Năm 2016, con ong mặt quỷ đầu tiên được ghi nhận xuất hiện ở nước Anh. Kể từ đó đến nay, những câu chuyện kinh dị về " loài sát thủ" này ngày càng tăng.

Đăng ngày: 23/06/2024
Cây cỏ hóa ra có trí thông minh hơn chúng ta tưởng

Cây cỏ hóa ra có trí thông minh hơn chúng ta tưởng

Nghiên cứu cho thấy thực vật Goldenrod thể hiện một dạng trí thông minh bằng cách điều chỉnh phản ứng của chúng với động vật gây hại thông qua việc nhận biết thực vật lân cận và tín hiệu môi trường.

Đăng ngày: 21/06/2024
Đây là loài cây ở biển sống lâu nhất thế giới

Đây là loài cây ở biển sống lâu nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện một gốc cây nhân bản của loài cỏ lươn (Zostera marina) ở biển Baltic có tuổi thọ lên tới 1.400 năm.

Đăng ngày: 18/06/2024
Số ca vi khuẩn

Số ca vi khuẩn "ăn thịt người" tăng nhanh ở Nhật Bản

Số ca mắc hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn (STSS) hoặc nhiễm vi khuẩn " ăn thịt người" đang gia tăng ở Nhật Bản.

Đăng ngày: 18/06/2024

"Cây lộn ngược" có thể sống hơn nghìn năm

Cây baobab trông giống như thực vật ngoài hành tinh với hình dáng kỳ lạ và xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 200 triệu năm.

Đăng ngày: 17/06/2024
Quảng Bình phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

Quảng Bình phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đăng ngày: 17/06/2024
Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện, gây hại cho 11 tỉnh, thành phố

Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện, gây hại cho 11 tỉnh, thành phố

Châu chấu tre lưng vàng thuộc nhóm châu chấu đàn, khi trưởng thành chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn để di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.

Đăng ngày: 15/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News