Người đầu tiên sinh con bằng tử cung được cấy ghép

Lần đầu tiên trong lịch sử y học thế giới, một phụ nữ đã sinh con thành công từ tử cung được hiến tặng.

Sản phụ may mắn nói trên là một nữ vận động viên 36 tuổi người Thụy Điển. Cô có buồng trứng khỏe mạnh nhưng không có tử cung bẩm sinh, một khiếm khuyết xảy ra ở 1/4.500 bé gái trên thế giới.

Năm ngoái, cô được cấy ghép tử cung của một người quen 61 tuổi hiến tặng và phải dùng ba loại thuốc chống thải ghép. Điều kỳ diệu là chỉ sáu tuần sau ca phẫu thuật, cơ thể cô đã có dấu hiệu cho thấy tử cung cấy ghép thích nghi tốt với cơ thể người nhận.

Sau một năm, các bác sỹ đã chuyển một bào thai được thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng và tinh trùng của vợ chồng cô vào tử cung cấy ghép và người mẹ đã hạ sinh một bé trai vào tháng trước. Tuy bé trai bị sinh non nhưng tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con hiện nay đều tốt.

Người đầu tiên sinh con bằng tử cung được cấy ghép
Đứa trẻ ra đời hoàn toàn khỏe mạnh. (Nguồn: AP)

Theo tiến sỹ Mats Brannstrom (khoa sản, Đại học Gothenburg và Stockholm IVF) - người đứng đầu nghiên cứu trên và cũng là người đã thực hiện ca đỡ đẻ đặc biệt này, cho biết em bé ra đời là "một điều tuyệt diệu, nhưng chứng kiến niềm vui của bố mẹ bé còn tuyệt vời hơn".

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bố của em bé cho biết gia đình vô cùng vui sướng vì sau nhiều năm chờ đợi và chấp nhận làm đối tượng thử nghiệm của y học, cuối cùng họ đã thỏa mãn mơ ước có con.

Sự kiện y học này mở ra hy vọng mới cho hàng nghìn phụ nữ đang khao khát có con nhưng không thể vì đã phải cắt bỏ tử cung do ung thư hoặc bẩm sinh không có tử cung.

Trong lịch sử y học cũng từng có hai ca cấy ghép tử cung ở Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không có trường hợp nào giữ được thai sau đó. Vì thế, không ít chuyên gia sản khoa đã đặt dấu hỏi về khả năng bào thai có thể được nuôi dưỡng trong một tử cung cấy ghép. Một số hoài nghi về hiệu quả của phương pháp vô cùng tốn kém và đầy rủi ro này đối với số đông phụ nữ.

Theo tiến sỹ Glenn Schattman, cựu Chủ tịch Hiệp hội công nghệ trợ sản và là chuyên gia sản khoa của Đại học Cornell, cấy ghép tử cung vẫn là trường hợp cực hiếm trong y học và chỉ được thực hiện khi không còn lựa chọn nào khác.

Trong hai năm qua, tiến sỹ Brannstrom và các cộng sự đã thực hiện cấy ghép tử cung cho chín phụ nữ nhưng có hai trường hợp sau đó phải phẫu thuật thải ghép. Đầu năm nay, nhóm nhà khoa học đã tiến hành cấy bào thai cho bảy phụ nữ được cấy ghép tử cung thành công và hiện có hai người đang mang thai ít nhất 25 tuần.

Trước những thành công nói trên, các bác sỹ ở Anh, Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác cũng có kế hoạch thực hiện các phẫu thuật tương tự, nhưng sử dụng tử cung của phụ nữ đã mất chứ không phải từ người sống hiến tặng.

Tiêu đề đã được khoahoc.news đổi lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News