Người góp phần đặc biệt vào nghiên cứu AIDS qua đời

Stephen Crohn qua đời ngày 23/8 tại New York ở tuổi 66 do tự tử và thông tin này mới được công bố. Sức kháng bệnh lạ thường của ông đã giúp các nhà khoa học hiểu biết sâu hơn về virus HIV và tìm ra phương pháp điều trị bệnh AIDS.

Năm 1978, không rõ vì bệnh gì mà Jerry Green, bạn đồng tính của Crohn giảm cân mạnh, mắt bị mù và cơ thể bị tàn phá do nhiễm trùng. Một hiện tượng hiếm gặp ở những người khỏe mạnh. Sau đó Green trở thành một trong những người đầu tiên chết vì AIDS.

Người góp phần đặc biệt vào nghiên cứu AIDS qua đời
Stephen Crohn vào năm 1996. (Ảnh: scanvine.com)

Những năm sau đó, một số người bạn khác của Crohn cũng chết vì căn bệnh này. Mặc dù Crohn không dùng biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào và vẫn sinh hoạt tình dục bình thường với họ, nhưng ông ta vẫn khỏe mạnh. Crohn đã làm các nhà khoa học phải chú ý. Họ đã nghiên cứu những người đàn ông đồng tính có khả năng kháng nhiễm trùng.

Ban đầu, các nhà khoa học tiến hành lây nhiễm virus cho tế bào CD4, loại tế bào trong virus HIV, thường là điểm khởi đầu của căn bệnh. Tuy nhiên, “chúng tôi không thể lây nhiễm virus cho các tế bào CD4. Một hiện tượng chưa từng thấy. Ngay cả khi lượng virus HIV lớn hơn ngàn lần thì chúng cũng không lây nhiễm sang CD4”, Tiến sĩ Paxton cho biết.

Nhiều năm sau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng virus HIV xâm nhập vào tế bào bằng cách gắn vào hai thụ thể trên tế bào CD4. Nhưng do khiếm khuyết di truyền, các thụ thể của Crohn bị lỗi, chúng được gọi là CCR5. Đó là các đột biến di truyền ở gene 32, tạo ra các thụ thể không hoàn thiện, với xác suất thấp hơn 1% số người mắc phải.

Các nghiên cứu trên hệ miễn dịch của Crohn đã dẫn đến những tiến bộ trong việc phòng chống HIV. Một loại thuốc ngăn chặn thụ thể CCR5 hiện đang được sử dụng tại những nơi HIV bùng phát. Năm 2006, một bệnh nhân AIDS tại Berlin đã được chữa khỏi sau khi được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng bị đột biến gene 32.

“Đây là trường hợp hy hữu trong y học. Bởi thông thường hầu hết các miễn dịch học đều được nghiên cứu và phát hiện ở động vật”, tiến sĩ Paxton cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News