Người ích kỷ sẽ bị tuyệt chủng?

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ích kỷ sẽ không tạo được ưu thế trong quá trình tiến hóa và sớm hay muộn sẽ bị tuyệt chủng.

Một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Nature Communications đưa ra bằng chứng mới cho thấy quá trình tiến hóa không đứng về phía những người ích kỷ.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng tuy sự ích kỷ có thể mang lại thành công ngắn hạn nhưng rốt cuộc những người ích kỷ sẽ bị tuyệt chủng vì không sớm thì muộn họ sẽ bị áp đảo bởi những đối thủ cạnh tranh biết hợp tác để đạt được mục tiêu chung.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu sử dụng những máy tính siêu mạnh để chạy hàng trăm ngàn trò chơi để xem tính ích kỷ hay không ích kỷ sẽ thắng thế.

Trưởng nhóm nghiên cứu Christoph Adami thuộc Đại học Bang Michigan, Mỹ cho biết: “Chúng tôi nhận thấy quá trình tiến hóa sẽ trừng phạt bạn nếu bạn ích kỷ và hẹp hòi. Trong ngắn hạn và với một số đối thủ cụ thể, những cá thể ích kỷ có thể thành công hơn. Tuy nhiên sự ích kỷ không bền vững về mặt tiến hóa".


Trưởng nhóm nghiên cứu Christoph Adami

Những phát hiện mới nhất này trái ngược với giả thuyết “Định thức Zero” cho rằng những người ích kỷ sẽ thắng thế so với những người biết hợp tác.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu giải thích rằng có rất nhiều chiến lược và phương cách để “giành chiến thắng” trong quá trình tiến hóa, và việc trao đổi và hợp tác để thành công là những chiến lược rất quan trọng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học sử dụng một tình thế khó xử của tù nhân làm mô hình để nghiên cứu tính hợp tác, trong đó 2 người cùng phạm tội và cùng bị bắt. Cảnh sát đưa ra một đề nghị cho mỗi tù nhân.

Theo đó nếu một người tố cáo người kia, người này sẽ được tự do trong khi bạn mình sẽ bị tù 6 tháng. Nếu cả hai người cùng tố cáo nhau thì cả hai đều bị tù 3 tháng, còn nếu cả hai cùng giữ im lặng, họ chỉ bị ngồi tù tối đa 1 tháng.

Nếu 2 tù nhân có cơ hội được trao đổi với nhau, họ có thể tạo dựng lòng tin và có nhiều khả năng hợp tác hơn vì họ đều chỉ phải ngồi trong tù một tháng. Tuy nhiên, nếu họ không được phép trao đổi với nhau, chiến lược tốt nhất là tố cáo người kia vì nó đảm bảo rằng người tố cáo sẽ không bị ngồi tù lâu hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết trò chơi này cho phép họ xem xét một câu hỏi cơ bản mà mỗi cá nhân đều phải đối mặt khi tranh đấu cho những nguồn lợi hạn chế, đó là: Họ sẽ hành động ích kỷ hay hợp tác.

Hợp tác sẽ mang lại lợi ích tối đa cho nhiều người, tuy nhiên họ cũng có thể nảy sinh tư tưởng ích kỷ và “ngồi mát ăn bát vàng” bằng cách để những người khác làm việc và chịu rủi ro.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “định thức zero” hoặc cách hành xử ích kỷ chỉ có tác dụng nếu người chơi biết đối thủ hợp tác của mình là ai và hạ gục họ bằng cách khoét sâu vào điểm yếu của họ.


Chỉ những người hợp tác mới tồn tại được trong quá trình tiến hóa (Ảnh minh họa: Reuters)

Nhà nghiên cứu Arend Hintze cho biết: “Cách duy nhất để những người áp dụng chiến lược Định thức Zero có thể giành chiến thắng là họ có thể nhận biết được đối thủ của mình".

"Ngay cả khi những người này liên tục giành chiến thắng và chỉ còn lại những nhà chiến lược Định thức Zero trong cuộc chơi, về lâu dài họ sẽ phải tiến hóa thoát xa khỏi Định thức Zero và trở nên hợp tác với nhau hơn. Như vậy họ sẽ không còn là những chiến lược gia Định thức Zero nữa".

Các nhà nghiên cứu nói rằng sự giao tiếp là yếu tố trọng yếu của hợp tác, và giao tiếp chính là lý do để con người ta hợp tác.

Các nhà nghiên cứu tin rằng có 5 cơ chế độc lập thúc đẩy sự hợp tác. Tuy nhiên họ nhấn mạnh rằng những cơ chế này chỉ là những phương thức nhằm đảm bảo rằng người hợp tác chỉ “chơi” với những người hợp tác khác và tránh xa những kẻ ích kỷ.

Nhà nghiên cứu Adami tin rằng những nguyên tắc tương tự đều áp dụng với mọi sinh vật sống và cho biết ông sẽ thử nghiệm ý tưởng này lên các tế bào men rượu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/02/2025
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News