Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
Các đợt bùng nổ sóng vô tuyến chớp nhoáng thường xuyên xuất hiện khắp vũ trụ chỉ trong vòng vài phần nghìn giây, trước khi biến mất gần như ngay sau đó. Tuy nhiên, lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã phát hiện được các đợt bùng nổ sóng kiểu này liên tục đến từ cùng một điểm ở rất xa trong thiên hà của chúng ta, làm dấy lên những đồn đoán về thông điệp của người ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học đang đau đầu xác định nguồn gốc của các đợt bùng nổ sóng vô tuyến cực nhanh kể từ khi phát hiện ra chúng lần đầu tiên vào năm 2007.
Các nhà nghiên cứu đã thu được tổng cộng 10 đợt bùng nổ sóng vô tuyến nhanh mới trong vũ trụ. (Ảnh: Nature).
Trước đây, tất cả các vụ bùng nổ kiểu này dường như chỉ "một đi không trở lại", bắt nguồn từ sự kiện chưa được xác định nào đó ở sâu trong vũ trụ. Song, các khám phá mới nhất đã mang các nhà khoa học tiến gần hơn tới việc nhận diện nguồn gốc của những tín hiệu bí ẩn này.
Các đợt bùng nổ sóng vô tuyến chớp nhoáng mới nhất dường như đến từ "một vật thể vô cùng mạnh", thỉnh thoảng sản sinh ra nhiều đợt bùng nổ trong vòng dưới 1 phút. Giáo sư Jason Hessels, nhà thiên văn học đến từ Đại học Amsterdam và Viện thiên văn học vô tuyến Hà Lan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, bày tỏ, ông và các cộng sự hy vọng sử dụng các xung vô tuyến đang tới để chỉ ra nguồn khởi phát chúng.
Ông Hessels giải thích: "Tìm ra thiên hà dung chứa nguồn khởi phát là thiết yếu để hiểu các đặc tính của nó. Một khi chúng ta đã định vị chính xác vị trí của nguồn khởi phát trong vũ trụ, chúng ta sẽ có thể so sánh các quan sát từ kính viễn vọng quang học và X-quang và xem liệu ở đó có tồn tại thiên hà hay không".
Các nhà thiên văn học đã thu được tín hiệu mới khi xem xét dữ liệu từ kính viễn vọng vô tuyến Arecibo lớn nhất thế giới ở Puerto Rico. (Ảnh: Corbis).
Trước đây, các nhà khoa học từng cho rằng, các đợt bùng nổ vô tuyến chớp nhoáng có thể do các biến động lớn hủy hoại nguồn của chúng. Các sự cố này có thể bao gồm một vụ nổ sao trong một siêu tân tinh hoặc một ngôi sao neutron đổ sụp vào trong một hố đen. Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature, một số vụ bùng nổ vô tuyến mới có thể có nguồn gốc khác, cố định hơn.
Các nhà thiên văn học đã thu được tín hiệu mới khi xem xét dữ liệu từ kính viễn vọng vô tuyến Arecibo lớn nhất thế giới ở Puerto Rico. Tín hiệu này, bao gồm tổng cộng 10 đợt bùng nổ vô tuyến chớp nhoáng, cho thấy nhiều đặc điểm tương đồng với một sự bùng nổ vô tuyến nhanh khác được phát hiện năm 2012. Chúng có độ phân tán lớn gấp 3 lần mức dự kiến có được từ một nguồn phát bên trong Dải ngân hà của chúng ta.
Mặc dù vẫn cần tìm ra nguồn gốc chính xác của nguồn phát sóng vô tuyến đặc biết nói trên, nhưng một số người yêu thiên văn không tránh khỏi hoài nghi, liệu nó có phải một dạng thông điệp nào đó mà các sinh vật ngoài hành tinh ở nơi xa xôi trong vũ trụ đang cố gửi đến Trái đất.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
