Người ngoài hành tinh giao tiếp bằng tia laser?
Các nhà khoa học Mỹ đưa ra giả thuyết người ngoài hành tinh không giao tiếp bằng sóng vô tuyến mà sử dụng tia laser để truyền dữ liệu. Những nhà khoa học hy vọng sẽ sớm tìm ra bằng chứng cho giả thuyết này.
Cựu nhân viên Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Geoff Marcy, người hiện đang làm việc tại Đại học California (Mỹ) vừa đề xuất một giả thuyết mới về người ngoài hành tinh. Theo đó, Marcy cho rằng những nền văn minh ngoài Trái đất không giao tiếp bằng sóng vô tuyến như nhiều người vẫn nghĩ và dựa vào đó để tìm kiếm.
Kính viễn vọng không gian Kepler
Marcy cho rằng người ngoài hành tinh sử dụng tia laser mang theo dữ liệu (giọng nói, hình ảnh, đoạn phim …) để bắt liên lạc với hệ thống sao khác. Marcy hy vọng sẽ sớm bắt gặp ánh sáng laser từ những nền văn minh ngoài Trái đất.
Được biết, Geoff Marcy là một nhà khoa học từng làm việc trong chương trình kính viễn vọng không gian Kepler của NASA. Đây là dự án dài hơi có tham vọng tìm kiếm dấu tích các nền văn minh ngoài Trái đất của NASA. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trong tháng 5 vừa qua kính viễn vọng không gian Kepler đã bị hỏng 2 bánh xe điều khiển hướng nên không thể tự kích hoạt chế độ an toàn bất chấp nỗ lực khắc phục sự cố của NASA.
Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA không thể duy trì trạng thái chính xác để tiếp tục hoạt động nhưng nó vẫn tiếp tục thu thập các dữ liệu và nguồn dữ liệu này đang được các nhà khoa học Mỹ, đặc biệt là Geoff Marcy, sử dụng để săn tìm các hành tinh lạ.
Hiện tại, Geoff Marcy được Quỹ Templeton tài trợ số tiền 200.000 USD để tiếp tục khai thác dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA nhằm phát hiện dấu tích những tia laser phát đi từ người ngoài hành tinh. Được biết, tia laser có rất nhiều loại và hình dạng khác nhau. Mỗi một mức năng lượng lại cho một tia laser có màu sắc khác nhau.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
