Người Nhật chế đèn từ chai nước, smartphone trong siêu bão Hagibis

Chỉ dùng sữa, chai nước và smartphone, chàng trai người Nhật Bản đã tạo ra chiếc đèn sinh tồn giúp anh tạo nguồn sáng trong lúc mất điện vì siêu bão Hagibis.

Như đã được truyền thông đưa tin suốt mấy ngày nay, Nhật Bản phải hứng chịu siêu bão Hagibis đổ bộ vào ngày 12/10. Đây là siêu bão lớn nhất trong suốt 60 năm mà đất nước mặt trời mọc đối mặt.

Tháng trước, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng từ cơn bão khác, khiến hàng triệu người lâm vào cảnh mất điện. Ở siêu bão Hagibis lần này, nhiều người đã chuẩn bị trước tinh thần cho sự cố mất điện diện rộng.

Đối mặt với nguy cơ này, chàng trai người Nhật Bản đã đăng tải bài viết trên Twitter hướng dẫn mọi người chế tạo đèn sinh tồn bằng đèn flash smartphone, chai nước và sữa.

Anh chàng này đã thử cách đặt bình nước lên phía trên của đèn flash, nhưng độ tán xạ kém khiến ánh sáng tạo ra không đáng kể. Sau đó, anh đã thử thêm một chút sữa vào để tạo nên dung dịch chất lỏng màu trắng đục, tạo ra chiếc đèn như phía dưới đây.

Người Nhật chế đèn từ chai nước, smartphone trong siêu bão Hagibis
Chiếc đèn sinh tồn tạo ra lượng sáng đủ dùng để duy trì các hoạt động trong lúc mất điện. (Ảnh: Twitter).

Hiện tượng này được lý giải do hiệu ứng có tên Tyndall: khi ánh sáng đi qua dung dịch chất lỏng cấu thành từ nhiều chất khác nhau, các tia sáng sẽ bị phản xạ một góc khác nhau bởi các hạt khác nhau nằm trong chất lỏng đó, tạo ra hiện tượng tán xạ. Do đó, dung dịch tạo ra bởi sữa và nước giúp tạo ra nguồn sáng mạnh hơn chỉ sữa hoặc chỉ nước.

Người Nhật chế đèn từ chai nước, smartphone trong siêu bão Hagibis
Hiệu ứng Tyndall: các dung dịch được tạo ra bởi nhiều hỗn hợp chất khác nhau sẽ có độ tán xạ ánh sáng tốt hơn. Bên cạnh đó, độ đục trong cũng tác động đến độ sáng. (Ảnh: ThoughCo).

Cách làm này đã được biết đến và sử dụng phổ biến ở nhiều nơi. Bài Tweet của chàng trai Nhật Bản đã nhận được hàng chục nghìn lượt thích và retweet. Khi lâm vào các tình huống khẩn cấp, những phát minh có tính ứng dụng cao và dễ dàng như chiếc đèn sinh tồn này đặc biệt trở nên hữu dụng.

Nhật Bản là quốc gia thường xuyên đón chịu sự ảnh hưởng bởi các cơn bão, người dân và chính phủ nước này có nhiều kinh nghiệm, kế hoạch để đối phó với các thiên tai tương tự. Trước ngày bão Hagibis, smartphone của người dân nước này "rung liên tục" vì các tin nhắn báo bão.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Khoa học lý giải tại sao mũi ta tẹt, mũi tây cao

Khoa học lý giải tại sao mũi ta tẹt, mũi tây cao

Hai câu hỏi mà các nhà nghiên cứu đặt ra: Có hay không việc một vài đặc điểm hình dạng của mũi thay đổi theo quần thể hơn là theo biến động di truyền?

Đăng ngày: 16/10/2019
Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu?

Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu?

Để hiểu được "tốc độ bóng đêm", ta cần hiểu "tốc độ" là gì và "bóng đêm" là gì.

Đăng ngày: 15/10/2019
Mùi cơ thể dưới góc nhìn khoa học

Mùi cơ thể dưới góc nhìn khoa học

Hầu hết chúng ta rất nhạy cảm với mùi cơ thể, chỉ cần hít nhẹ cũng có thể nhận ra thứ mùi khó chịu ấy.

Đăng ngày: 15/10/2019
Tại sao các máy bay thường không bay ngang qua Thái Bình Dương?

Tại sao các máy bay thường không bay ngang qua Thái Bình Dương?

Là đại dương được công nhận có diện tích lớn nhất trên địa cầu, Thái Bình Dương luôn mang những bí ẩn khiến nhiều người phải dè chừng.

Đăng ngày: 14/10/2019
Phát hiện biển “sôi” kì lạ ở Siberia

Phát hiện biển “sôi” kì lạ ở Siberia

Các nhà khoa học Nga vừa phát hiện ra một vùng biển với các bong bóng khí dày đặc dưới lớp băng nhìn như nước sôi ở vùng biển phía Bắc Bắc Cực.

Đăng ngày: 14/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News