Người Nhật chế tạo lò vi sóng không dây đầu tiên trên thế giới
Chiếc lò vi sóng di động có thể hâm nóng khoảng 11 bữa trưa hoặc 20 loại đồ uống lạnh chỉ bằng 2 viên pin 40V được sạc đầy.
Makita - hãng sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản, vừa cho ra mắt sản phẩm lò vi sóng di động đầu tiên trên thế giới chạy bằng pin sạc có thể thay thế.
Người Nhật chế tạo lò vi sóng không dây đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: Makita).
Với những đặc tính này, chiếc lò vi sóng này cho phép người dùng mang theo trong các chuyến đi picnic, thám hiểm, khi có thể hâm nóng hàng chục loại thực phẩm và đồ uống trong quá trình đang di chuyển.
Theo Makita, lò vi sóng di động có thể cung cấp công suất 500W trong tối đa 8 phút. Sau đó, thiết bị sẽ tự động chuyển sang chế độ công suất thấp hơn là 350W để tiết kiệm pin.
Với trọng lượng chỉ khoảng 8,8kg, ước tính lò vi sóng di động có thể hâm nóng khoảng 11 bữa trưa hoặc 20 loại đồ uống lạnh chỉ bằng 2 viên pin 40V được sạc đầy.
Về kích thước của ngăn làm nóng, hãng Makita cho biết nó có thể đựng tối đa một hộp cơm lớn.
Chiếc lò vi sóng độc đáo này có thể cho phép người dùng mang theo trong các chuyến đi picnic, thám hiểm. Tuy nhiên, mức giá của nó không hề rẻ một chút nào.
Hãng Makita khuyến nghị người dùng có thể sử dụng lò vi sóng không dây trong các công trường xây dựng, hoặc mang theo trong xe hơi, hay các tình huống xảy ra thảm họa tự nhiên.
Sản phẩm có tên mã là Makita MW001G, hiện chỉ có sẵn ở Nhật Bản với mức giá 110.000 yên (tương đương 19,7 triệu đồng).
Sở dĩ chưa từng có lò vi sóng không dây trước đây là bởi để hâm nóng thức ăn, thiết bị này phải sử dụng một công suất rất lớn, ước tính khoảng 1.000 watt cho mỗi lần hoạt động.
Điều này sẽ là một thách thức với các hệ thống cung cấp năng lượng không dây hiện hành, và gần như rất khó để có thể hoạt động hiệu quả.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Siêu máy tính dự đoán cuộc đại tuyệt chủng vào năm 2100
Các nhà khoa học đã chạy một chương trình giả lập bằng siêu máy tính, mô tả cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất vào năm 2100.
