Người phụ nữ cao nhất thế giới có chuyến bay đầu tiên, được dành riêng 6 ghế
Người phụ nữ cao nhất thế giới Rumeysa Gelgi ở Thổ Nhĩ Kỳ, mới đây đã có chuyến bay đầu tiên trong đời.
Rumeysa Gelgi đã bay 13 giờ đồng hồ từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) tới San Francisco (Mỹ). Chuyến đi này của cô nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh cô đang mắc phải là hội chứng Weaver.
Rumeysa Gelgi trên chuyến bay đặc biệt.
Weaver là một hội chứng đột biến gene đặc biệt hiếm gặp khiến xương phát triển một cách quá mức. Tuy nhiên, cơ thể những người mắc bệnh lại rất yếu và phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cả thế giới hiện chỉ mới ghi nhận 50 ca mắc hội chứng này.
Hãng hàng không Turkish Airlines đã dành riêng 6 chỗ trên máy bay để phù hợp với hình thể của Gelgi. Nữ kỹ sư phần mềm 25 tuổi này có kế hoạch ở lại Mỹ trong vòng 6 tháng.
Vào năm 2014, khi mới 18 tuổi, Gelgi cũng được tổ chức kỷ lục Guinness xác nhận là thiếu niên cao nhất thế giới còn sống với chiều cao 2,13 mét, theo Mirror.
Hiện tại, người đàn ông cao nhất thế giới cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ. Việc một quốc gia có 2 người thuộc 2 giới tính khác nhau cùng được công nhận cao nhất thế giới là rất hiếm.
Sultan Kosen - người đàn ông cao nhất thế giới
Người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ cao nhất thế giới là Sultan Kosen. Chiều cao ông được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận vào năm 2018 là 2,51 mét. Nguyên nhân của chiều cao khác thường này là ông mắc một khối u trong não. Chính khối u này đã ảnh hưởng đến tuyến yên, khiến tuyến nội tiết này tiết ra quá nhiều hormone tăng trưởng.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".
