Người phụ nữ hiến máu nhiều nhất thế giới

Hiến máu tình nguyện là một việc làm giàu tính nhân văn và ngày càng lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng để trở thành người hiến máu nhiều nhất thế giới là điều không phải ai cũng làm được, như tấm gương của một cụ bà 80 tuổi sinh sống ở Alberta (Canada) – vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới tôn vinh là người phụ nữ hiến máu toàn phần nhiều nhất thế giới.


Cụ bà Josephine Michaluk đi hiến máu.

Truyền thông nước ngoài đưa tin, cụ bà Josephine Michaluk đã bắt đầu hiến máu khi tròn 22 tuổi vào năm 1965. “Ban đầu, tôi không có ý định hiến máu mà chỉ đi cùng người chị của mình để thực hiện công việc này… Song về sau, tôi đã quyết định sẽ noi gương người chị của mình và bắt đầu hiến máu” – cụ bà có nhóm máu O+ chia sẻ.

6 thập niên đã trôi qua kể từ lần đầu tiên cụ Michaluk hiến máu và cho tới nay, cụ đã hiến tổng cộng 203 đơn vị máu, với mỗi đơn vị máu tương đương với khoảng 450ml (theo tiêu chuẩn đo lường của Canada). Dù đã ở độ tuổi ngoài 80 nhưng tần suất hiến máu của cụ Michaluk vẫn trung bình hơn bốn lần mỗi năm, dù có nhiều năm cụ Michaluk không thể hiến máu do mang thai (cụ Michaluk có bốn đứa con) và phải trải qua một số cuộc phẫu thuật.

Chia sẻ về hành động ý nghĩa của mình, cụ Michaluk chỉ đơn giản nói rằng, công việc hiến máu được cụ thực hiện trong nhiều năm qua vì biết rằng, những đóng góp của mình có thể giúp ích cho người khác. “Tôi cảm thấy như tôi có thể cho đi và tôi có thể chia sẻ máu của mình cho những người cần tới… Tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thiết lập nên một kỷ lục. Tôi không hiến máu vì lý do đó và vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình” – cụ bà 80 tuổi khẳng định.

Trước cụ Michaluk, kỷ lục thế giới Guinness về người phụ nữ hiến máu nhiều nhất thế giới thuộc về Madhura Ashok Kumar (người Ấn Độ), với 117 đơn vị máu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Khi chị em sinh đôi cưới anh em sinh đôi và sinh con: Những đứa trẻ ngoại hình có giống nhau không?

Khi chị em sinh đôi cưới anh em sinh đôi và sinh con: Những đứa trẻ ngoại hình có giống nhau không?

Ví dụ thực tế của 2 cặp song sinh cùng trứng người Mỹ sẽ giải đáp cho thắc mắc muôn thuở này.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật bất ngờ: Những cặp song trùng không chỉ trông giống nhau mà hành xử cũng tương đồng?

Sự thật bất ngờ: Những cặp song trùng không chỉ trông giống nhau mà hành xử cũng tương đồng?

"Song trùng" hay doppelgänger là hiện tượng mà 2 người hoàn toàn xa lạ, không có quan hệ huyết thống lại sở hữu khuôn mặt giống nhau đến lạ kỳ.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News