Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm

Những dòng chữ khắc trên xương và vỏ, mai động vật được khai quật cho thấy người Trung Quốc đã am hiểu về dịch bệnh từ thời cổ đại. 

Chuyên gia nghiên cứu chữ viết trên xương khảo cổ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Song Zhenhao, cho biết trong triều đại nhà Thương (năm 1600 đến 1046 trước Công nguyên) khi dịch bệnh hoành hành, các quan triều nhà Thương đã áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch, trong khi cư dân triều đại này đã phải mời các thầy tế tới để làm lễ xua đuổi tà ma. 

Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm
Chữ khắc trên xương của Trung Quốc cổ đại.

Chữ khắc trên xương, còn gọi là Giáp cốt văn, là ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại được đặt tên cho các ký tự khắc trên mai rùa và xương động vật. Đây là một dạng nguyên thủy của ký tự Trung Quốc và là các ký tự được phát triển hoàn chỉnh lâu đời nhất ở Trung Quốc.

Một trong những ví dụ điển hình nhất là mảnh xương bò được tìm thấy tại một khu di tích thời nhà Thương ở thành phố An Dương thuộc tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Trên mảnh xương này khắc một số chữ viết cổ nói rằng trong các đợt dịch bệnh, nhiều nghi lễ hiến tế đã được tổ chức để cầu tai qua nạn khỏi. Các bản khắc cũng ghi chép về các biện pháp phòng dịch và chữa bệnh như cách ly, châm cứu, liệu pháp cứu ngải... Đây được cho là bản ghi chép đầu tiên về tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc thời cổ đại.

Theo chuyên gia Song Zhenhao, cho đến nay, hơn 50 loại bệnh đã được ghi chép lại trong các văn bản khắc trên xương và vỏ, mai động vật khai quật ở Trung Quốc. Qua nghiên cứu các dòng ký tự cổ, chuyên gia này kết luận rằng "nền y tế đã đạt đến trình độ cao" tại thời điểm đó và người Trung Quốc đã am hiểu về dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm từ hơn 3.000 năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật thành phố Maya cổ đại trong sân trang trại

Khai quật thành phố Maya cổ đại trong sân trang trại

Các nhà nghiên cứu tìm thấy kinh đô thất lạc của vương quốc Sak Tz'I khi khai quật trang trại chăn nuôi gia súc.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tìm thấy loài khủng long nhỏ bằng con chim ruồi

Tìm thấy loài khủng long nhỏ bằng con chim ruồi

Loài khủng long có kích thước chỉ bằng chim ruồi này được phát hiện tại Myanmar. Các nhà khoa học đặt tên cho loài khủng long mới là Oculudentavis khaungraae.

Đăng ngày: 16/03/2020
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Chất béo là thứ luôn tồn tại trên cơ thể của động vật, nhưng trên thực tế chúng rất dễ phân hủy và không thể tồn tại dưới dạng hóa thạch như xương.

Đăng ngày: 15/03/2020
Leedsichthys:

Leedsichthys: "Máy hút bụi" của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long

Leedsichthys là một loài cá khổng lồ của họ Pachycormidae, một nhóm cá xương Đại Trung Sinh đã sinh sống ở các đại dương giữa kỷ Jura.

Đăng ngày: 13/03/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "thảm đen ma quái" đầy bạch kim, thủy tinh ở di chỉ kỷ băng hà

Một thảm đen bí ẩn, dấu hiệu của thảm họa lửa quy mô lớn, được tìm thấy ở một di chỉ kỷ băng hà Younger Dryas đã hé lộ sự kiện đáng sợ từ không gian.

Đăng ngày: 13/03/2020
Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Hóa thạch hộp sọ trong hổ phách 99 triệu năm tuổi tiết lộ một loài khủng long giống chim chưa từng được biết đến, chỉ dài 5 cm.

Đăng ngày: 12/03/2020
Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Với cái miệng phẳng, đôi mắt to và treo mình lộn ngược trên cây, Vesperopterylus đích thị là loài thằn lằn bay cổ đại kỳ lạ nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 11/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News