Người Việt có thể ngắm nguyệt thực toàn phần và siêu trăng trong tối nay
Hai hiện tượng thiên văn xảy ra đồng thời tối 31/1 và nếu thời tiết thuận lợi, mọi miền Việt Nam đều quan sát được.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết hiện tượng nguyệt thực tối 31/1 sẽ kéo dài hơn năm tiếng đồng hồ (từ 17h51 đến 23h08), trong đó nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra từ 19h51 đến 21h07. "Theo lý thuyết, mọi vùng miền ở Việt Nam đều theo dõi được hiện tượng này nhưng với thời tiết mây mù như hôm nay thì rất khó quan sát", ông Sơn nói.
Nguyệt thực toàn phần không phải hiện tượng quá hiếm gặp nhưng nó xảy ra đồng thời với siêu Trăng trong hôm nay là điều rất kỳ thú. Đây được cho là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2018.
Nguyệt thực toàn phần ngày 31/1 là một trong hai nguyệt thực Việt Nam có thể quan sát trong năm 2018. Lần tiếp theo là ngày 27/7. (Ảnh minh họa: Space).
Ông Sơn giải thích siêu trăng là thời điểm trăng tròn trùng với thời điểm Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (điểm cận địa). Do đó Mặt Trăng trông lớn hơn thông thường khoảng 7%. "Tất nhiên, con số này là khá nhỏ và khó để chúng ta quan sát rõ nét nhưng nó sẽ làm cho nguyệt thực trở nên đẹp và hấp dẫn hơn", ông Sơn nói.
Một sự trùng hợp khác là trăng tròn vào tối 31/1 cũng là lần trăng tròn thứ hai trong cùng tháng một này. Theo văn hóa của nhiều quốc gia phương Tây, lần trăng tròn thứ hai trong cùng tháng dương lịch được gọi là "trăng xanh của tháng". Trên thực tế, đây là vấn đề văn hóa thuần túy, mặt trăng không có sự biến đổi nào về màu sắc hay hình dạng.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần, siêu trăng và "trăng xanh của tháng" không trùng hợp theo một quy luật thời gian nào. Lần gần nhất có sự trùng hợp này là cách đây 150 năm.
Phân biệt siêu trăng, trăng máu và trăng xanh.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?
