Nguồn điện từ năng lượng sạch ngày càng bỏ xa than

Năm 2015 là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành năng lượng sạch khi lần đầu tiên trong lịch sử, năng lượng tái tạo đã vượt mặt than để trở thành nguồn cung cấp điện năng lớn nhất thế giới.

Năng lượng sạch không chỉ vượt mặt mà còn đang ngày càng bỏ xa than. Tỷ lệ tăng trưởng của nguồn năng lượng tái tạo đang tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết. Tăng trưởng năng lượng tái tạo đã vượt xa tất cả các hình thức cung cấp năng lượng khác trong năm 2015 và nó góp phần tạo ra hơn 50% lượng điện năng mới trên toàn thế giới.

Theo báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ lệ tăng trưởng năng lượng tái tạo giai đoạn từ năm 2015-2021 sẽ lớn hơn 13% so với dự báo trước đó. Báo cáo cho thấy năng lượng tái tạo sẽ chịu trách nhiệm cho 28% tổng sản lượng điện năm 2021, tăng 5% so với dự báo. Như vậy, mỗi năm năng lượng tái tạo sẽ lấn chiếm khoảng 1% thị trường ngành điện lực.

Tuy trong 5 năm tới, năng lượng tái tạo chỉ chiếm khoảng ¼ tổng số điện của thế giới. Nhưng con số này tương đương với khoảng 7.600 terawatt giờ điện, tức xấp xỉ tổng sản lượng điện kết hợp giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hiện nay.


Trên thế giới có đến 500.000 tấm pin mặt trời mới được lắp đặt mới mỗi ngày. (Nguồn ảnh: sciencealert).

"Chúng ta đang chứng kiến ​​một sự thay đổi rất lớn của thị trường năng lượng toàn cầu do có sự góp phần của năng lượng tái tạo. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, trọng tâm cho sự phát triển năng lượng tái tạo đang chuyển dần sang các thị trường mới nổi", giám đốc điều hành IEA, ông Fatih Birol cho biết.

Ở những thị trường mới nổi, tỷ lệ phát triển năng lượng tái tạo tăng nhanh đến mức khó tin. Tại Trung Quốc, trong năm 2015, cứ mỗi giờ sẽ có 2 tuabin gió mới được lắp đặt. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã xây dựng thêm gần 20.000 tuabin mới vào cuối năm nay.

Các nhà đầu tư cho biết Trung Quốc đã chiếm đến 50% tổng sản lượng điện năng từ nguồn năng lượng gió mới và góp phần đến 40% công suất năng lượng tái tạo toàn cầu.

Năng lượng gió đang dẫn đầu trong xu hướng tăng trưởng năng lượng tái tạo, chiếm 66 gigawatt (GW) công suất vào năm 2015. Tiếp theo là năng lượng mặt trời, góp phần bổ sung 49 GW. 49 GW năng lượng mặt trời này được cung cấp từ 500.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt mới mỗi ngày trên toàn thế giới vào năm ngoái.

Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico đang cạnh tranh với nhau trong cuộc đua giá điện từ năng lượng tái tạo nhờ vào sự phát triển của công nghệ và thị trường mở. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng chúng ta cần phải thật sự chắc chắn giữ vững đà tăng của nguồn năng lượng tái tạo.


Tỷ lệ phát triển năng lượng tái tạo tăng nhanh đến mức khó tin.

Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa có chính sách phát triển năng lượng tái tạo đủ mạnh. Thậm chí ở Trung Quốc, sự gia tăng chóng mặt của nguồn năng lượng sạch cũng không đủ đáp ứng nhu cầu điện năng đang ngày càng cao của họ.

Trong khi đó tại Mỹ, EU và Nhật Bản, công suất năng lượng tái tạo được dự kiến ​​sẽ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu điện năng trong vòng 5 năm tới.

Ngay cả với những bước tiến khổng lồ mà chúng ta đã làm được thì các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng điều này vẫn là chưa đủ để hiện thực hóa các cam kết đầy tham vọng của thỏa thuận khí hậu Liên Hợp Quốc kí kết tại Paris năm 2015. Thỏa thuận này có mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C cho đến cuối thế kỷ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News