Nguy cơ kích hoạt siêu núi lửa có thể giết chết hàng triệu người
Các chuyên gia đang lo ngại rằng Yellowstone - một trong những siêu núi lửa lớn nhất thế giới có khả năng bùng nổ trong thời gian tới.
Thống kê của chuyên gia cho thấy, các vụ phun trào núi lửa đang diễn ra với tần suất cao nhất trong suốt 300 năm qua. Nhưng đáng sợ hơn, giới khoa học đang lo sợ rằng, khả năng một siêu núi lửa phun trào, giết chết hàng triệu sinh mạng hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Cụ thể, các chuyên gia từ Viện Khoa học Châu Âu cho rằng núi lửa - đặc biệt là các siêu núi lửa như Yellowstone - có nhiều nguy cơ gây tai họa cho sự sống trên Trái đất hơn các thảm họa như thiên thạch, động đất, chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu.
Mô phỏng những gì diễn ra nếu Yellowstone - một trong những miệng núi lửa lớn nhất hành tinh phát nổ.
Các chuyên gia cho biết những ngọn núi nguy hiểm nhất hiện nay là: Yellowstone (Mỹ), Vesuvius (Ý), và Popocatéptel (Mexico). Chỉ cần một trong số chúng được kích hoạt, hàng triệu người sẽ chết, còn bầu khí quyển của Trái đất sẽ bị ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.
Theo các ghi nhận, nguy cơ những ngọn núi này "nổ" trong 80 năm tới rơi vào khoảng 5 - 10%. Nhìn có vẻ nhỏ, nhưng thực chất đây là một tỉ lệ khá lớn. Trong đó, ngọn Yellowstone được đánh giá là có thể nổ bất kỳ lúc nào trong 70 năm tiếp theo và kéo theo đó là sự hủy diệt toàn bộ miền Tây nước Mỹ.
Hiện có rất ít phương án để đối phó với những trái bom hẹn giờ này.
Trong quá khứ đã có nhiều thảm họa phun trào để lại hậu quả khủng khiếp. Như vụ phun trào núi lửa Tambora tại Indonesia vào năm 1815 đã giết gần 100.000 người, đồng thời tro bụi đã khiến quốc gia này không có mùa hè trong năm tiếp theo. Thế nhưng, so với những gì sẽ diễn ra khi siêu núi lửa phun trào thì những thảm họa này thực sự quá nhỏ bé.
Tuy nhiên, hiện có rất ít phương án để đối phó với những trái bom hẹn giờ này, trong đó chính phủ các nước dường như chưa có thái độ quan tâm đúng mực so với các thảm họa khác như sóng thần hay động đất.
Đó là bởi trong 2000 năm qua, những thảm họa này xảy ra rất nhiều nên loài người đã có sự chuẩn bị tốt hơn.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
