Nguy cơ tiềm tàng từ “rác vũ trụ”
Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (USSTRATCOM) kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần tìm ra giải pháp để giảm lượng “rác vũ trụ”- hậu quả từ các vụ phá hủy hay va chạm giữa các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo Trái đất.
Mô phỏng rác vũ trụ - Ảnh: AFP
Tướng Kevin Chilton, thuộc Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ, cho biết Mỹ đang sở hữu khoảng hơn 15.000 mảnh vỡ đang trôi nổi trong không gian. Những mảnh vỡ này chủ yếu là hậu quả của việc phóng các tên lửa vào không gian, các mảnh vỡ văng ra từ các tàu vũ trụ hay từ những vụ phá hủy vệ tinh đã hết hạn sử dụng trên quỹ đạo Trái đất.
"Ước tính số lượng mảnh vỡ trong vũ trụ sẽ tăng lên con số 50.000 trong tương lai không xa. Điều này có thể khiến quỹ đạo của Trái đất bị hạ thấp xuống gần chúng ta hơn”, ông Kevin Chilton lo ngại. Ngoài ra, những mảnh vỡ có thể va chạm và gây hỏng hóc cho các vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo.
Ông Kevin cũng cho biết sự gia tăng các mảnh vỡ trong vũ trụ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây không chỉ do nước Mỹ mà còn do các vụ phá hủy các vệ tinh của Trung Quốc vào năm 2007 và việc phát hủy vệ tinh quân sự và viễn thông của Nga vừa được tiến hành trong năm 2009.
Để giảm thiểu “rác vũ trụ”, ông Kevin đề nghị các nước nên hợp tác trong việc dùng chung các tên lửa phóng vệ tinh hay sử dụng chung vệ tinh. Điều này một phần giúp giảm chi phí cho các nước và đồng thời giảm số lần phóng tên lửa vào vũ trụ, từ đó giảm số lượng các mảnh vỡ của tên lửa trong không gian. Trong năm 2008, Mỹ và Trung Quốc cũng từng đã hợp tác trong việc đưa hai vệ tinh của họ lên quỹ đạo Trái đất trên cùng một tên lửa Aegis.
Tuy nhiên, về giải pháp lâu dài cho vấn đề “rác vũ trụ”, ông đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới đạt được một thỏa thuận thống nhất trong việc sử dụng quỹ đạo Trái đất và cần tìm ra những giải pháp tối ưu để tiêu hủy hoàn toàn những mảnh vỡ đang lơ lửng trong không gian.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
