Nguyên nhân của vụ nổ thiên thạch Scheila

Nguyên nhân của vụ nổ thiên thạch Scheila
Từ trái sang phải: hình ảnh của tiểu hành tinh (596) Scheila tương ứng với các ngày 13, 14, 17 và 29 tháng 12 năm 2010. Hàng trên là hình ảnh quan sát được, còn hàng bên dưới là các mô hình. Phần đuôi hiển thị rõ một khuôn mẫu nứt làm đôi tiến dần về phía trung tâm. Các quan sát vào ngày 13 và 14 tháng 12 được thực hiện từ kính thiên văn IAC-80 trên Observatorio de Izaña, Tenerife, ngày 17 là từ kính 1.23-m của Đài quan sát Calar Alto và ngày 29 được cung cấp bởi Joseph Brimacombe, sử dụng kính thiên văn 0.1-m của Đài quan sát New Mexico Skies.

Ngày 12 tháng 12 năm 2010, các nhà thiên văn học đã có một phát hiện đáng chú ý: một tiểu hành tinh có tên Scheila đã thay đổi hình dạng và xuất hiện vệt sáng ở phía sau, trông giống như những ngôi sao chổi thường thấy.

Một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật mô hình tiên tiến để chứng minh rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do một thiên thể khác va chạm với Scheila khiến vật chất từ tiểu hành tinh này bị đẩy ra ngoài. Ngày thứ Sáu 07 Tháng 10 tại Nantes (Pháp), trong cuộc họp chung của Hội nghị Khoa học Hành tinh châu Âu và hiệp hội thiên văn học Mỹ, thay mặt cho nhóm các nhà khoa học tiên phong trong công trình nghiên cứu này, Fernando Moreno của Instituto de Astrofísica de Andalucía tại Granada, Tây Ban Nha, đã trình bày những phát hiện mới nhất cũng như những tính toán chính xác nhất về thời gian và mức độ ảnh hưởng của hiện tượng trên.

Thiên thạch là những khối đá xung quanh mặt trời giữa các quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc. Ngược lại, sao chổi có quỹ đạo hình elip rất dẹt hình thành khi những mảnh băng, đá và bụi tập hợp lại tại các khu vực lạnh giá thuộc rìa ngoài Thái Dương hệ, khi đi ngang qua mặt trời, các phần tử trong sao chổi bị bức xạ mặt trời thiêu đốt và trở thành chiếc đuôi rực sáng phía sau trông giống như 1 chiếc chổi quét nhà (cũng vì vậy mà nó có tên là sao chổi). Các nhà thiên văn học luôn tò mò và đi sâu xây dựng các mô hình để giải thích cho thiên thể kì bí này.

Nguyên nhân của vụ nổ thiên thạch Scheila
Willamette Meteorite là thiên thạch to nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ.

Nhóm của Moreno đã lập một biểu đồ về độ sáng của đuôi thiên thể Scheila, và nhận thấy nó đã mờ đi trong vài tuần liên tiếp. Họ đi đến kết luận rằng chiếc đuôi độc đáo này là do một vật thể khác khi va chạm với Scheila tạo ra.

Moreno giải thích: "mô hình mà chúng tôi sử dụng liên quan đến một số lượng khổng lồ các hạt bắn ra từ Scheila. Chúng tôi đã xem xét đến lực hấp dẫn của mặt trời, áp lực của bức xạ lên các phần tử bị đẩy ra, và trọng lực của Scheila, những yếu tố đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên các phần vật chất trong vùng lân cận.

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng vụ va chạm xảy ra trong khoảng thời gian giữa ngày 11 tháng 11 và ngày 03 tháng 12 năm 2010, những số liệu cụ thể thu được hằng ngày hoặc trong vòng 3 ngày từ 27 tháng 10 năm 2010, đã được trình bày tại Hội nghị Khoa học Hành tinh châu Âu và hiệp hội thiên văn học Mỹ. Ngoài ra, các tính toán mới nhất cho thấy kích thước của các va chạm đã tăng lên đáng kể từ đường kính 36m đến 60 - 180m.

Moreno và nhóm của ông đi đến kết luận: "Chúng tôi áp dụng một định luật mở rộng quy mô sử dụng tốc độ tác động để chỉ ra khối lượng của các va chạm và vật chất bị đẩy ra. Chúng tôi biết các tác động vào khoảng 5 km/s, bởi vì đó là vận tốc trung bình của tiểu hành tinh trong quỹ đạo. Sử dụng con số này, chúng tôi dự đoán được vận tốc của các phần tử vật chất bị đẩy ra (50 – 80 m/s) và quy mô của các va chạm. "

Mô hình này được tạo ra từ mối tương quan chặt chẽ với những gì quan sát được qua kính viễn vọng IAC-80 de Observatorio Izaña, Tenerife, kính thiên văn 1,23 mét của Đài quan sát Calar Alto, và kính viễn vọng 0,1-m của Đài quan sát New Mexico Skies trong vòng bốn ngày.

Bản thân Scheila có kích thước lớn hơn nhiều so với các tiểu hành tinh trong vòng 110 km quanh nó nhưng nó chắc chắn vẫn chịu tác động mạnh khi xảy ra va chạm với những tiểu hành tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News