Nguyên nhân khiến khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản thêm trầm trọng?

Gần một tháng sau thảm họa động đất gây sóng thần kinh hoàng hôm 11/3 tại Nhật Bản, tình hình khắc phục sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 vẫn chưa được cải thiện.

Nhật báo Yomyuri nhận định nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản trở nên trầm trọng hơn chủ yếu là do nhân tố con người, khi công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã mắc 4 sai lầm trong việc xử lý các sự cố liên tiếp tại nhà máy này.

Nhà máy điện Fukushima I đã bị mất điện vào trưa 11/3 sau khi sóng thần tấn công, khiến các lò phản ứng số 1,2 và 3 ngừng hoạt động. Nhiệt độ và áp suất bên trong các thùng chứa của các lò phản ứng số 1, 2 và 3 đã bắt đầu tăng mạnh, gây rắc rối cho việc bơm nước làm mát các lò phản ứng này.

Đêm 11/3, TEPCO dự định mở van để xả hơi nước có chứa các chất phóng xạ từ lò phản ứng số 1 nhằm làm giảm áp suất. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ được thực hiện vào lúc 10g17 sáng 12-3, bốn giờ sau khi Thủ tướng Nhật Bản Naotô Kan rời Văn phòng Thủ tướng để tới thị sát nhà máy điện hạt nhân này.

Nguyên nhân khiến khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản thêm trầm trọng?
Nhật Bản đã tính đến phương án chôn vĩnh viễn nhà máy điện Fukushima số 1.

Giáo sư danh dự Kenzo Miya của Trường Đại học Tokyo, một chuyên gia về hạt nhân, cho rằng chuyến thị sát của Thủ tướng Kan đã làm chậm các kế hoạch ban đầu là mở van để giảm áp suất trong thùng áp suất của TEPCO.

Đồng quan điểm này, ông Haruki Madarame, Chủ tịch Ủy ban An toàn Hạt nhân (NSC) của Chính phủ nhấn mạnh rằng sự chậm trễ này đã gây ra bất lợi. Theo ông, "việc xả khí tốn thời gian. Kết quả là một vài giờ đã mất trước khi bắt đầu bơm nước biển vào để làm mát lò phản ứng".

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Điều hành TEPCO Masataka Shimizu và Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata lại đang có các chuyến công tác vào ngày 11/3. Họ chỉ có thể trở về Tokyo vào ngày 12-3. Sự vắng mặt của hai quan chức quản lý hàng đầu của TEPCO có thể đã dẫn tới sự trì hoãn trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu.

Người ta cũng cho rằng việc bơm nước biển làm mát lõi lò phản ứng chỉ có hiệu quả hạn chế. Do nước biển có chứa nhiều tạp chất và việc sử dụng nước biển để làm mát sẽ gây hư hại các lò phản ứng. TEPCO phải cân nhắc khả năng dỡ bỏ các lò phản ứng này, và như vậy sẽ phải phá hủy các tài sản năng lượng có giá trị.

TEPCO đã miễn cưỡng sử dụng nước biển vì họ lo ngại rằng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư trong dài hạn tại nhà máy này.

Một nhân tố khác gây phức tạp quá trình xử lý khủng hoảng là phản ứng chậm trễ của TEPCO trong việc làm mát các bể chứa tạm thời các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Mặc dù nhiệt lượng sinh ra bởi các thanh nhiên liệu trong bể chứa này ít hơn so với nhiên liệu hạt nhân trong lõi lò phản ứng nhưng vấn đề trọng tâm ở đây là: Nếu các thanh nhiên liệu bị trơ ra khi mực nước làm mát giảm, chúng sẽ bị hư hại do quá nóng.

Các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì, chúng có thể dễ dàng phát thải các chất phóng xạ do không được chứa trong một cấu trúc chặt chẽ như lò phản ứng.

Ngoài ra, TEPCO cũng bị chỉ trích vì chậm công bố thông tin và liên tục đưa ra các thông báo không nhất quán về các vấn đề tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số I. Thất bại trong việc tiếp nhận và chuyển thông tin về những diễn biến quan trọng tại nhà máy này một phần là do hệ thống thông tin liên lạc nội bộ của TEPCO yếu kém, gây ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi thông tin trong nội bộ công ty.

Từ khi xảy ra trận động đất gây sóng thần ngày 11/3 đến nay, khu vực Đông Bắc Nhật Bản liên tiếp phải hứng chịu khoảng 1.000 dư chấn, trong đó có nhiều dư chấn mạnh trên 7 độ richter.

Theo số liệu thống kê mới nhất, khoảng 28.000 người bị chết hoặc mất tích trong thảm họa này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News