Nguyên nhân khiến tôm cua chết hàng loạt ở Anh

Các nhà nghiên cứu Anh đổ lỗi cho ô nhiễm hóa chất gây ra cái chết của hàng loạt động vật giáp xác trên bờ biển đông bắc nước này.

Kể từ cuối năm ngoái, một số lượng lớn động vật giáp xác, đặc biệt là cua và tôm hùm, đã chết dạt vào các bờ biển phía đông bắc nước Anh, gây thiệt hại cho ngành đánh bắt hải sản. Trong khi chính phủ tuyên bố nguyên nhân là do "tảo nở hoa", một hiện tượng tự nhiên, nghiên cứu mới từ các trường đại học Newcastle, Durham, York và Hull lại cho rằng các con vật chết là do ô nhiễm hóa chất, BBC hôm 1/10 đưa tin.


Tôm cua chết hàng loạt trên bờ biển Anh, nghi do chất thải pyridine. (Ảnh: Sally Bunce)

Nhóm nghiên cứu đã xác định sự hiện diện của hàm lượng cao pyridine, được sử dụng như một chất xử lý chống ăn mòn trong cơ sở hạ tầng hàng hải. Đây là loại chất hóa học độc hại với cua "ngay cả ở hàm lượng thấp", gây co giật và tê liệt trước khi chết.

Nguồn gốc của pyridine vẫn chưa được xác định nhưng các khu vực bên bờ sông Tees có lịch sử lâu dài liên quan đến ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là các nhà máy hóa chất. Ít nhất một nhà máy đã xử lý lượng lớn pyridine trước năm 2019, nghiên cứu cho biết.

Dựa trên mô phỏng máy tính về các dòng chảy và thủy triều ở Biển Bắc trong và sau hoạt động nạo vét sông Tees, họ phát hiện pyridine có thể được vận chuyển nhanh chóng dọc theo đường bờ biển, đặc biệt là xung quanh khu vực Hartlepool và Redcar ở cửa sông Tees, đến tận vịnh Whitby nếu nó nằm trong lớp trầm tích.

Báo cáo cho biết việc thải pyridine như vậy "đủ để giết chết khoảng 10% số lượng cua ở vịnh Whitby, Robin Hood và Peterlee, 30% ở vịnh Runswick và hơn 50% ở Redcar" chỉ sau 1 - 3 ngày tiếp xúc.

Nghiên cứu cũng xem xét về hiện tượng tảo nở hoa - tảo sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong thời gian ngắn - trong điều kiện thuận lợi "biển ấm và êm" vào mùa thu, nhưng không nhận thấy điều bất thường. Một số sự kiện tảo nở hoa thậm chí còn lớn hơn đã xảy ra vào năm 2021 mà không gây chết hàng loạt sinh vật.

Vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, cũng như cần kiểm tra thêm về nước và trầm tích ở sông Tees, nhưng kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng pyridine và hoạt động nạo vét sông có thể đóng một vai trò quan trọng trong hiện tượng sinh vật chết hàng loạt được quan sát thấy, các nhà khoa học nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia

Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 23/02/2025
Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Đăng ngày: 20/02/2025
Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Đăng ngày: 20/02/2025
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News