Nhà khoa học 83 tuổi 20 năm đeo đuổi biến rác thành tiền

Từ 100 tấn rác sinh hoạt sản xuất được gần 40 tấn phân hữu cơ vi sinh bón cây trồng. Các chai, lọ, nilon trong rác cũng được tái chế.

Tại lễ trao giải Cuộc thi Sáng chế năm 2018 vừa tổ chức cuối tháng 4 tại Hà Nội, GS Trần Kim Quy (83 tuổi) đã khiến nhiều người thán phục khi ông chia sẻ về con đường nghiên cứu, những tâm huyết với công trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt. Từng giảng dạy ở Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM chuyên ngành hóa học, vi sinh học, GS Quy đã dành gần 20 năm nghiên cứu tìm ra những vi sinh vật có ích để xử lý rác và xây dựng quy trình sản xuất phân vi sinh.

Nhà khoa học 83 tuổi 20 năm đeo đuổi biến rác thành tiền
GS Trần Kim Quy (thứ hai từ phải qua) nhận giải nhất từ Ban tổ chức.

GS Trần Kim Quy cho rằng, từ lâu việc xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị luôn là bài toán đau đầu của nhiều cấp, ngành và như gánh nặng gây ô nhiễm khắp nơi. Khi đem đi chôn lấp, rác khiến ô nhiễm nguồn nước ngầm và tốn diện tích đất. Nếu đốt, rác sẽ thải nhiều CO2 gây biến đổi khí hậu và tạo dioxin gây hại cho sức khỏe người dân, môi trường. Từ những năm 2004, ông đã tìm cách giải bài toán này để có thể tận dụng tài nguyên từ rác. 

Hàng nghìn tài liệu từ các nước đã được ông tham khảo. Đã có bốn đề tài nghiên cứu, dự án thử nghiệm được ông thực hiện, đến năm 2012 ông đã tìm ra vi sinh vật giúp phân hủy rác và xây dựng quy trình tạo phân bón dinh dưỡng cho cây trồng, được các hội đồng khoa học nghiệm thu.

Ông cho biết, khác với các công nghệ hiện có, giải pháp của ông rác không cần phân loại từ đầu nguồn. Theo quy trình, khi rác tập kết về cơ sở sản xuất được phun vi sinh vật khử mùi và sau đó cho chạy trên băng tải. Sẽ có hai người ngồi đầu băng tải nhặt những chai lọ, lon. Tiếp đến sẽ có hai người chuyên lấy các chất dẻo là nilon để tái chế nhựa sản xuất mặt bàn composite. Những chất trơ được sử dụng làm gạch block không nung lát đường. Rác hữu cơ sẽ được phun các chế phẩm có chứa vi sinh vật, phân giải sinh học để làm phân vi sinh. "Mọi thứ có trong rác được tận dụng không bỏ đi đâu thành phần nào", ông Quy nói.

Có ba vi sinh vật được sử dụng để phân hủy trong quy trình xử lý. Một con chuyên khử mùi rác (con này lấy trong sữa chua); một con lấy ở đất đen dưới đáy hồ ở độ sâu 15 cm. Một con có chức năng cố định đạm lấy ở nốt sần trong rễ cây rau cải. "Kinh nghiệm tìm những vi sinh vật chuyên dụng là ở chính những nơi sinh ra nó thì sẽ có nhiều. Ví dụ ở những nơi rác bẩn nhất, thối nhất sẽ có nhiều vi sinh vật phân hủy rác nhất", GS Quy chia sẻ và cho biết cách làm của ông là để rác phân hủy càng nhanh càng tốt. Vì thế ông đã cấy vi sinh vật để một con ăn từ trong ra, một con ăn từ ngoài vào, một con ăn khi nhiệt độ rác ủ lên đến 50 độ C.

Khi rác sau phân loại đưa vào hầm ủ và phun chế phẩm vi sinh, khoảng 20 - 25 ngày toàn bộ rác hữu cơ sẽ bị phân hủy và tạo thành phân vi sinh cung cấp dưỡng chất cho cây trồng.

Không muốn doanh nghiệp độc quyền công nghệ

Qua các dự án sản xuất thử nghiệm GS Quy phối hợp thực hiện ở Nhà máy xử lý rác Thụy Phương (Thừa Thiên - Huế) cho thấy, cộng tất cả các khâu từ phân loại đến xử lý một tấn rác hết 800.000 đồng. Cứ 100 tấn rác thải sẽ sản xuất được 38 - 40 tấn phân vi sinh. Mỗi tấn được bán với giá 2,5 triệu đồng (rẻ bằng một nửa so với giá phân vi sinh đang bán trên thị trường). Theo ông Quy, giá này giúp cho nhiều người dân mua được phân tốt để dùng và người đầu tư vẫn thu lợi nhuận.

Nhà khoa học 83 tuổi 20 năm đeo đuổi biến rác thành tiền
GS.TS Trần Kim Quy nói ông dùng cả sinh mạng đánh cược sẽ kiếm bộn tiền rừ rác. (Ảnh: Bích Ngọc).

Năm 2008 có doanh nghiệp trả một tỷ đồng để chuyển giao công nghệ nhưng ông từ chối vì muốn tự đầu tư để xây dựng mô hình, sau đó nhân rộng được cho nhiều nơi. Giải pháp của ông đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng Bảo hộ độc quyền từ năm 2016.

Với quyết tâm đi đến đích của nghiên cứu khoa học là tạo ra sản phẩm thương mại, ông đã gom góp, vay mượn từ người thân gần 20 tỷ đồng xây nhà máy 10.000 tấn/năm trên huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Giấy phép lưu hành sản phẩm phân vi sinh đã có. Hiện nhà máy đã được đầu tư thiết bị sản xuất và đang chờ giấy phép để cơ sở hoạt động.

Ông cho biết, với mô hình 100 tấn/ngày, đủ cho một huyện xử lý rác thải. Sau này mỗi huyện có một khu xử lý như vậy sẽ rất có lợi về môi trường, người dân khó khăn được tiếp cận với phân vi sinh giá rẻ (2.500 đồng/kg). Các loại phân đang bán trên thị trường tỉ lệ hữu cơ thấp nhưng đang bán giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg. Phân vi sinh do GS Quy tạo ra giá rẻ và có tỷ lệ vi sinh cao, tác dụng tốt cho cây trồng và tạo mùn cho đất. 

Các vi sinh vật cũng được nghiên cứu, phân lập và phát triển, đưa vào chất mang (than bùn dạng bột) để sử dụng dần. Xử lý một tấn rác chỉ cần một kg chất có chứa các vi sinh vật (50.000 đồng).

GS Quy cho biết, dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn đeo đuổi con đường nghiên cứu. Không dừng ở xử lý rác, ông đang đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ giải pháp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học làm từ lá cây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Việt Nam lần thứ 5 vô địch châu Á về xe tiết kiệm nhiên liệu

Việt Nam lần thứ 5 vô địch châu Á về xe tiết kiệm nhiên liệu

Đạt thành tích 170 km với 1 kWh điện, Đại học Lạc Hồng vô địch cuộc thi với mô hình đô thị.

Đăng ngày: 02/05/2019
Lần đầu tiên nhà khoa học nữ được Giải thưởng Tạ Quang Bửu

Lần đầu tiên nhà khoa học nữ được Giải thưởng Tạ Quang Bửu

Trong số ba nhà khoa học được phê duyệt đề xuất tặng Giải chính năm 2019 có một nhà khoa học là nữ.

Đăng ngày: 26/04/2019
Nhà giáo Chu Văn An trở thành danh nhân Việt Nam thứ 4 được UNESCO vinh danh

Nhà giáo Chu Văn An trở thành danh nhân Việt Nam thứ 4 được UNESCO vinh danh

Tin từ Bộ Ngoại giao cho biết ngày 16/4, khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris (Pháp) đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất.

Đăng ngày: 19/04/2019
Nhà vật lý Brazil giành giải Templeton hơn 32 tỉ đồng

Nhà vật lý Brazil giành giải Templeton hơn 32 tỉ đồng

Nhà vật lý, thiên văn người Brazil, ông Marcelo Gleiser, vừa được trao giải Templeton trị giá 1,4 triệu USD (hơn 32 tỉ đồng VN) vì những đóng góp quan trọng cả về khoa học lẫn tinh thần.

Đăng ngày: 23/03/2019
Lần đầu tiên một phụ nữ được trao giải toán học danh giá Abel

Lần đầu tiên một phụ nữ được trao giải toán học danh giá Abel

Giải thưởng toán học Abel được trao cho bà Karen Uhlenbeck người Mỹ ngày 19-3 vì công trình nghiên cứu về các phương trình vi phân khác của bà.

Đăng ngày: 20/03/2019
Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm được đưa vào đền Ngọc Sơn

Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm được đưa vào đền Ngọc Sơn

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, tiêu bản cụ rùa hồ Gươm đã được đưa vào đền Ngọc Sơn để lưu và trưng bày phục vụ du khách tham quan.

Đăng ngày: 16/03/2019
Người Việt có cơ hội sáng tạo Bảng hệ thống tuần hoàn

Người Việt có cơ hội sáng tạo Bảng hệ thống tuần hoàn

Các tác giả có thể sắp xếp lại bảng hệ thống tuần hoàn theo nguyên lý sáng tạo của riêng mình và kèm giải thích rõ ràng.

Đăng ngày: 28/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News