Nhà khoa học đạt giải Nobel vào năm 1995 qua đời

Hãng tin AP ngày 12/3 cho biết nhà khoa học người Mỹ F. Sherwood Rowland, người từng đạt giải Nobel Hóa học năm 1995 đã qua đời tại nhà riêng, thọ 84 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông được cho là do căn bệnh Parkinson. Thông tin này đã được trưởng khoa Khoa học Vật lý trường Đại học California-Irvine xác nhận ngày 11/3.

Kenneth C. Janda chia sẻ: "Chúng tôi đã mất đi một người bạn tuyệt vời cũng như người thầy thông thái nhất, ông ấy đã cứu thế giới khỏi một tai họa lớn: không bao giờ do dự trước sự cống hiến cho khoa học, cho niềm tin và lòng nhân đạo...".


Frank Sherwood Rowland

Năm 1995, cùng với nhà khoa học Mario Molina, Sherwood Rowland đã đoạt giải Nobel Hóa học cho những công trình nghiên cứu của họ về quá trình tầng ozone được hình thành và bị phá hủy bởi tác động của hóa chất trong khí quyển.

Kế thừa phát hiện của Giáo sư Paul Crutzen năm 1970, khi chỉ ra khả năng các ôxít của nitơ từ phân bón và máy bay siêu âm có thể làm thủng tầng ozone, năm 1974, Frank Sherwood Rowland và Mario J. Molina đã phát hiện và nhận biết các CFC, cũng như các loại khí khác, là chất xúc tác có hiệu quả cao làm phá vỡ các phân tử ozone.

Phát hiện và dự đoán của ông và đồng nghiệp từng gặp phải rất nhiều tranh luận và thách thức vì tính chất hóa học của các chất không độc tố CFC vốn được xem là an toàn với môi trường. Công trình của ông chỉ được công bố rộng rãi sau hơn một thập kỷ khi người ta phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone tại vùng địa cực của trái đất.

Công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận biết những tác nhân gây hại cho tầng ozone, giúp vạch ra những điều chỉnh và các biện pháp ngăn chặn kịp thời trước tại họa có thể xảy ra cho môi trường và sức khỏe toàn nhân loại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 15/05/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 14/05/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 02/05/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 23/04/2025
Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Đăng ngày: 21/04/2025
Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News