Nhà khoa học dùng công nghệ "ép" lan hồ điệp ra hoa như ý

Dự án do PGS.TS. Lê Tất Khương làm chủ nhiệm giúp xây dựng được mô hình nhân giống và thâm canh lan hồ điệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PGS.TS. Lê Tất Khương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết hoa lan hồ điệp ưa khí hậu mát mẻ, nếu nuôi tự nhiên sẽ ra hoa vào tháng 3 hàng năm, hoa nở rải rác không đồng đều, chỉ 35,5% số cây cho hoa nở một lần. Điều này đặt ra bài toán cho các nhà khoa học để có lượng lớn hoa lan hồ điệp cung cấp vào đúng dịp nhu cầu thị trường cao như lễ tết, kiểm soát được thời gian nở của hoa theo ý muốn khiến giá trị của hoa cao hơn.

Nhận thấy thị trường lan quý có thể mang lại giá trị kinh tế, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã nghiên cứu nhân giống và hoàn thiện quy trình, ứng dụng công nghệ nuôi trồng lan hồ điệp thương phẩm trong nhà lưới hiện đại. Theo PGS Khương, với trang bị công nghệ hiện đại gồm các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng giúp khắc phục được sự bất thuận của thời tiết, có độ an toàn cao.

Nhà khoa học dùng công nghệ ép lan hồ điệp ra hoa như ý
Hoa lan hồ điệp chuẩn bị đưa ra khỏi bình để chuyển tới nhà ươm giống. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu)

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhân giống trên lan hồ điệp LVR2, LVR4 và Tiểu Kiều Tím và một số giống hoa lan hồ điệp nhập nội từ Đài Loan. Để tạo ra lượng giống lớn, công nghệ nhân giống tối ưu là nuôi cấy mô tế bào. "Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có ưu điểm cho ra lượng lớn cây giống sạch bệnh, có độ đồng đều cao, đáp ứng được số lượng, chất lượng giống cho sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao", PGS Khương nói.

Nhóm nghiên cứu thực hiện điều chỉnh nhiệt độ và thời gian để kiểm soát chính xác ngày hoa nở. Mức nhiệt tối ưu được chọn là hạ nhiệt độ ban đêm duy trì 16-18 độ C, ban ngày là 20-24 độ C, trong khoảng 33 ngày, cây có tỷ lệ bật ngồng cao nhất. Sau khi xử lý ra hoa duy trì ở nhiệt độ ổn định mức 22-24 độ C, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lan hồ điệp ra hoa đều và chất lượng hoa tốt hơn so khoảng thời gian và mức nhiệt khác.

Nhờ công nghệ mới, dự án đã xây dựng mô hình nhân giống hoa lan hồ điệp quy mô 30.000 cây/năm, chiều cao cây đạt từ 4-5cm; cây giống được đưa vào sản xuất cây thương phẩm quy mô 20.000 cây/năm, số lượng hoa/cành đạt được 14 bông trên mỗi cành, tối thiểu là 8 bông. "Việc trồng hoa ở mọi thời vụ trong năm, ra hoa theo ý muốn với chất lượng đồng đều mang hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần", PGS Khương cho biết.

Mô hình liên kết sản xuất và thương mại giống và hoa lan hồ điệp mang lại hiệu quả cao. Trong ba năm, dự án ươm nuôi được 90.000 cây hoa lan hồ điệp giống, sản xuất bán ra thị trường 60.000 lan thương phẩm.

Nhà khoa học dùng công nghệ ép lan hồ điệp ra hoa như ý
Mô hình nuôi trồng lan hồ điệp thương phẩm. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu)

Ông Nguyễn Văn Lam, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cho biết, công nghệ mới có tính khoa học và thực tiễn cao, giá trị kinh tế khi tăng 30-50% đối với nhân giống hoa lan. Giống có độ đồng nhất cao, tỷ lệ sống cao, giúp sản xuất với quy mô lớn, giảm chi phí đầu vào. "Đối với hoa lan thương phẩm việc áp dụng phương pháp xử lý ra hoa tại chỗ giảm 20% chi phí đầu vào, hoa nở đều đẹp chất lượng tốt, có thể kiểm soát ra hoa chính xác ngày theo ý muốn", ông nói.

Đây là một phần kết quả của dự án "Hoàn thiện và ứng dụng quy trình sản xuất giống, thâm canh bơ, bưởi, cam, hoa lan hồ điệp và liên kết tiêu thụ sản phẩm quy mô hàng hóa ở một số tỉnh phía Bắc" do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ trì, thực hiện từ năm 2017 đến tháng 12/2020. Quá trình triển khai, dự án có những đóng góp mới về công nghệ trong đó hoàn thiện kỹ thuật ủ mắt ghép trong quy trình nhân giống bơ, bưởi và cam, quy trình thâm canh nâng cao chất lượng quả bơ, bưởi đồng thời đưa ra các định hướng phát triển cây ăn quả trên vùng gò, đồi, vùng bán sơn địa khu vực miền Bắc. Kết quả nghiên cứu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị gia tăng cao và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Nhóm cũng xây dựng mô hình nhân giống cây bơ (số lượng 10.000 cây/năm), bưởi-cam (số lượng 50.000 cây/năm) có tính ứng dụng cao vào thực tiễn sản xuất. Đã có 2 mô hình liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm được xây dựng từ kết quả này.

"Mô hình nhân giống cây ăn quả của dự án cho giá trị kinh tế tăng hơn 20% so với mô hình phổ biến tại địa phương. Mô hình thâm canh cam, bưởi, cho quả chất lượng tốt số lượng quả loại 1 tăng 25-30% so với mô hình thông thường", ông Lam cho biết thêm.

Nhà khoa học dùng công nghệ ép lan hồ điệp ra hoa như ý
Mô hình sản xuất hướng công nghiệp thu được hoa nở đều đẹp chất lượng tốt, có thể kiểm soát ra hoa chính xác theo ngày. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).

PGS Khương cho biết, dựa trên các kết quả này, nhóm sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình của dự án, chuyển giao công nghệ cho người dân và doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc nhân giống hoa lan hồ điệp và hoa lan hồ điệp thương phẩm, cũng như với các cây ăn quả bơ, bưởi cam để sản xuất cung cấp cho thị trường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sáng chế loại gạch mới có thể lưu trữ nhiệt năng

Sáng chế loại gạch mới có thể lưu trữ nhiệt năng

Gạch MGA được làm từ nhôm và than chì, có độ bền ước tính 30 năm và chứa nhiệt năng khoảng 1 kWh mỗi viên.

Đăng ngày: 03/11/2021
Quy trình tạo thức ăn chăn nuôi trong 22 giây của Trung Quốc

Quy trình tạo thức ăn chăn nuôi trong 22 giây của Trung Quốc

Các chuyên gia phát triển quy trình tạo protein mới dùng cho thức ăn chăn nuôi, mang lại lợi ích cho nông nghiệp và giảm khí thải độc hại.

Đăng ngày: 02/11/2021
Máy tạo nước từ không khí cho người dân vùng cao

Máy tạo nước từ không khí cho người dân vùng cao

Chứng kiến cảnh thiếu nước sinh hoạt khi đi thực tế trên vùng cao hai sinh viên năm 4 của Đại học bách khoa Hà Nội nghĩ ra ý tưởng tạo nước từ không khí.

Đăng ngày: 08/10/2021
Động cơ Turbo là gì? Ưu nhược điểm của động cơ Turbo

Động cơ Turbo là gì? Ưu nhược điểm của động cơ Turbo

Ngày nay, động cơ turbo được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại xe hơi, ngay cả xe phổ thông với mục đích tăng sức mạnh vận hành cho xe.

Đăng ngày: 29/09/2021
Thanh niên

Thanh niên "độ" xe đạp điện từ động cơ ô tô đồ chơi khiến dân mạng nước ngoài "mắt tròn mắt dẹt"

Trên kênh Youtube có tên NASAT Channel, một video đăng tải từ 2020 đã thu hút rất nhiều sự chú ý của đông đảo người dùng.

Đăng ngày: 24/09/2021
Sinh viên Campuchia biến hoá ghế ngồi học thành thiết bị bay tiện lợi

Sinh viên Campuchia biến hoá ghế ngồi học thành thiết bị bay tiện lợi

Nhóm sinh viên ở Campuchia đã chế tạo ra mẫu thiết bị bay có người lái từ một vật dụng ít ai ngờ đến: ghế ngồi học.

Đăng ngày: 23/09/2021
Thợ máy Việt Nam chế

Thợ máy Việt Nam chế "siêu xe" từ xe máy "đồng nát" khiến dân mạng nước ngoài trầm trồ khen ngợi

Một đoạn video ghi lại quá trình một người thanh niên " độ chế" cho mình một chiếc ô tô đã thu hút nhiều sự chú ý của người dùng mạng Việt Nam và quốc tế.

Đăng ngày: 22/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News