Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm ở tần số thấp (khoảng 27kHz) nhằm "tiêu diệt" triệt để mầm kết tinh mật và có thể diệt bào tử nấm men trong mật ong.

Chiếc máy phá kết tinh mật ong bằng công nghệ siêu âm vừa được PGS.TS Lê Anh Đức, Giảng viên khoa cơ khí - công nghệ, ĐH Nông lâm TP.HCM chuyển giao cho công ty Huy Hoàn (Quận Bình Thạnh) - chuyên sản xuất mật ong xuất khẩu. Hoạt động này nằm trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với sự tham gia của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng doanh nghiệp và nhà khoa học.

Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu
PGS.TS Lê Anh Đức, giảng viên ĐH Nông lâm TP.HCM, tác giả chính của sáng chế máy phá kết tinh mật chuyển giao cho doanh nghiệp. (Ảnh: Hà Thế An).

PGS Đức cho biết, mật ong sản xuất để tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu để trong môi trường bình thường một thời gian, sẽ có hiện tượng kết tinh tự nhiên do hàm lượng gulcose có trong mật gây ra. Điều này sẽ làm “đông cứng” mật ong thành từng tảng, ảnh hưởng đến việc sang chiết và chất lượng mật. Nếu mật bị đông cứng này không được xử lý thì mật sẽ không được xuất khẩu vì không đạt các tiêu chuẩn chất lượng.

“Hiện nay, để phá kết tinh mật ong, người ra thường dùng nhiệt. Tức là nấu mật ong ở nhiệt độ khoảng 40 đến 45 độ C. Tuy nhiên cách làm này không đảm bảo phá kết tinh một cách triệt để. Vì mầm kết tinh sau một thời gian không tiêu diệt sẽ tự tái tạo và làm tái kết tinh mật ong. Phương pháp nhiệt này cũng bộc lộ nhược điểm là thời gian làm lâu, tốn năng lượng điện,…”- PGS Đức nói.

Chính vì những vấn đề trên, PGS Đức cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển công nghệ mới, phá kết tinh mật ong bằng cách sử dụng sóng siêu âm. Đây là loại sóng với đặc điểm là loại sóng cơ, khi được bắn vào mật có thể tạo ra các tia phản lực có áp suất và vận tốc cực kỳ lớn, phá hủy những mầm kết tinh. Sóng siêu âm ngoài việc phá kết tinh còn có tác dụng diệt bào tử nấm men trong mật và hạn chế được vị chua trong mật khi bảo quản.

Để tạo ra sóng siêu âm, nhóm nghiên cứu đã đặt hàng các đầu phát với tần số thấp (khoảng 27 kHz) và mua thêm linh kiện điện tử để chế tạo thành hệ thống phát sóng siêu âm bố trí ở đáy thùng chứa mật. Theo PGS Đức, sóng siêu âm ở tần số thấp sẽ mang năng lượng lớn, có thể phá vỡ mầm kết tinh trong mật một cách triệt để.

Hiện tại, ở công ty Huy Hoàng đã ứng dụng một máy phá kết tinh mật bằng sóng siêu âm với công suất 800kg đến 1 tấn mật/ngày. Trung bình mỗi 100 kg mật hệ thống sẽ thực hiện phá kết tinh trong vòng khoảng 40 phút ở nhiệt độ 38 đến 40 độ C.

Kết quả thực tế cho thấy, phương pháp phá sóng kết tinh có thời gian thực hiện nhanh hơn hơn 50% so với phương pháp sử dụng nhiệt (sử dụng nhiệt mất ít nhất khoảng 1,5 giờ cho 100 kg mật và có thể lâu hơn). Chất lượng mật khi phá kết tinh bằng sóng siêu âm vẫn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng. Việc tiết giảm thời gian phá kết tinh không những giúp doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất mà còn tiết kiệm năng lượng điện.

Theo nhóm nghiên cứu, chi phí cho mỗi máy phá kết tinh mật bằng sóng siêu âm trong quy mô công nghiệp có giá thành từ 80 triệu đến 100 triệu đồng, hoàn toàn phù hợp với các cơ sở sản xuất mật ong ở quy mô công nghiệp.

Sản phẩm máy phá kết tinh mật sử dụng sóng siêu âm do PGS.TS Lê Anh Đức làm trưởng nhóm nghiên cứu đã xuất sắc đạt giải Nhì, lĩnh vực cơ khí - tự động hóa, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM lần thứ 25, năm 2019 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố tổ chức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hợp chất diệt cỏ từ nấm mạnh gấp 6 lần Glyphosate

Phát hiện hợp chất diệt cỏ từ nấm mạnh gấp 6 lần Glyphosate

Chất Cordycepin tìm thấy trong nấm đông trùng hạ thảo có thể thay thế loại phổ biến Glyphosate thuộc danh sách cấm tại Việt Nam từ ngày 10/4/2019.

Đăng ngày: 12/08/2019
Từ bột rau câu, nữ sinh tạo túi “nilon” có thể tan trong nước

Từ bột rau câu, nữ sinh tạo túi “nilon” có thể tan trong nước

Túi đựng được làm từ những nguyên liệu "ăn được", sau khi sử dụng có thể tự phân hủy nên hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng.

Đăng ngày: 10/08/2019
Người Hà Nội ngỡ ngàng khi chuyên gia Nhật Bản tắm trên sông Tô Lịch

Người Hà Nội ngỡ ngàng khi chuyên gia Nhật Bản tắm trên sông Tô Lịch

Chuyên gia Nhật Bản khiến hàng trăm người phải ngỡ ngàng khi bơi lội giữa dòng nước, gội đầu, rửa mặt ngay trên sông Tô Lịch (Hà Nội).

Đăng ngày: 09/08/2019
Sinh viên chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh

Sinh viên chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh

Nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chế tạo thành công hệ thống sấy hồng ngoại thông minh dùng để sấy hàng nông sản, ứng dụng vào sản xuất tại các nhà máy, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Đăng ngày: 06/08/2019
Xe lắc chạy bằng năng lượng mặt trời cho người khuyết tật

Xe lắc chạy bằng năng lượng mặt trời cho người khuyết tật

Chiếc xe lắc được cải tiến và lắp thêm động cơ điện chạy bằng năng lượng mặt trời, cho phép người lái tăng ga khi lên dốc, không tốn nhiều sức như khi đi xe thông thường.

Đăng ngày: 26/07/2019
Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác

Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác

Thùng rác biết chào mừng và tạm biệt người đến bỏ rác. Đặc biệt, với cảm biến được tích hợp, thùng rác sẽ chỉ mở ra khi người bỏ rác đúng ngăn qui định.

Đăng ngày: 22/07/2019
Chuyên gia Nhật tính kế không để nước cuốn trôi kết quả sông Tô Lịch

Chuyên gia Nhật tính kế không để nước cuốn trôi kết quả sông Tô Lịch

Chuyên gia Nhật Bản tính đến phương pháp trong mùa mưa bão, khi xả nước hồ Tây không để cuốn để trôi kết quả thí điểm làm sạch sông Tô Lịch.

Đăng ngày: 19/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News